Cập nhật lúc 09:44:46 23-10-2024 (GMT+7)

Bài tham luận của HT. Thích Bửu Chánh tại Hội thảo Trưởng lão HT. Thích Minh Châu - Sứ mệnh và Tầm nhìn

Ngày 19/10/2024 (17/09 Giáp Thìn), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP Thủ Đức) long trọng diễn ra hội thảo “Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Sứ Mệnh và Tầm Nhìn” do Viện Nghiên cứu Phật học và học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, đồng phối hợp tổ chức. 


Chiều ngày 19/10, tại hội thảo phiên 2, HT.TS Thích Bửu Chánh - Phó Viện Trưởng, Trưởng Khoa Pāḷi Học viện PGVN tại TPHCM, trình bày tham luận với chủ đề “Trưởng lão hòa thượng Thích Minh Châu - Dịch giả kinh tạng PĀḶI có thẩm quyền”.

I – Dẫn nhập
“Trung Hoa có Trần Huyền Trang,
Việt Nam có ánh trăng vàng Minh Châu”.
Theo Toàn Tập Thích Minh Châu , hòa thượng Thích Minh Châu sinh ngày 20/10/1918 và viên tịch ngày 16 tháng 7 âm lịch Nhâm Thìn,PL 2556 nhằm ngày 1/9/2012 tại Quảng Nam, nguyên quán Nghi Lộc. Hòa thượng đã để lại một sự nghiệp lớn lao dành cho Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước và phát triển Phật Giáo trên thế giới . 
Hòa thượng Thích Minh Châu là một nhân vật xuất chúng trong các lĩnh vực hoằng pháp, văn hóa, giáo dục, nhất là các công trình nghiên cứu, biên soạn và phiên dịch kinh tạngPāḷi ra tiếng Việt. Theo Wikipedia ,hòa thượng Minh Châu đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong tổ chức GHPGVN, phó pháp chủ HĐCM, phó chủ tịch thường trực HĐTS, tổng thư ký GHPGVN, viện trưởng sáng lập Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, hiệu trưởng sáng lập trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, tức Học viện PGVN tại TPHCM, trưởng ban Phật Giáo Quốc Tế, phó chủ tịch Hội Phật Giáo Châu Á Vì Hòa Bình ABCP, chủ tịch Trung Tâm ABCP Việt Nam.
Theo giacngo.vn , hòa thượng họ Đinh, húy Văn Nam, là đệ tử của cố đại lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết, đệ nhất tăng thống GHPGVNTN. Ngài là con của gia đình vọng tộc nho gia, thân phụ Đinh Văn Chấp đỗ tiến sĩ năm 1913 nên ngài được học chữ Hán - Việt từ nhỏ, nhờ vậy sau này đã góp phần rất lớn trong việc phiên dịch kinh tạng Pāḷi sang tiếng Việt một cách chính xác.
Hòa thượng đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương năm 1940 và đỗ bằng tú tài toàn phần tại trường Khải Định, Huế (nay là trường Quốc Học).
Năm 1936, nhờ phong trào học Phật do bác sĩ Lê Đình Thám chủ trương, hòa thượng đã thâm nhập Phật Pháp từ đó và trở thành nhân tố tích cực đi đầu trong phong trào này.
Đây cũng là nhân duyên lớn cho việc phiên dịchkinh điển Pāḷi sau này. Năm 1946, ngài xuất gia với đại lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết, năm 1949, hòa thượng thọ cụ túc giới và tiếp tục công việc hoằng dương chánh pháp, chủ bút tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh, hiệu trưởng trường Trung Học Bồ Đề đầu tiên ở Huế.
Năm 1952, hòa thượng du học tại Sri Lanka và sau đó du học tại trường Đại học Nalanda. Năm 1958, hòa thượng tốt nghiệp cử nhân Pāḷi và Anh Văn, thủ khoa thạc sĩ tháng 9/1961. Hòa thượng là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ Phật học văn học Pāḷi tại Ấn Độ. Luận án tiến sĩ với đề tài “So Sánh Trung A-Hàm Chữ Hán Và Kinh Trung Bộ Chữ Pāḷi” đã tạo nên tiếng vang trong giới học thuật trên thế giới và Việt Nam.
Luận án này bước đầu đã mở ra một chương trình phiên dịch kinh tạng Pāḷi ra tiếng Việt. Chính đích thân hòa thượng Thích Minh Châu đã nói với tác giả bài viết trước đây là khi phiên dịch kinh tạng Pāḷi, ngài có tham khảo đối chiếu bản chữ Hán, bản tiếng Anh. Trong lời tựa luận án tiến sĩ của hòa thượng Minh Châu xuất bản tại Ấn Độ “A Comparative Study Of Chinese Madhyama Agama And The Pāḷi Majjihima Nikāya”, tiến sĩ S. Mookerjce, Viện Trưởng Nava Nalanda Mahavihāra, ngày 23/3/1964 đã phát biểu:
“Những người học Phật học trên khắp thế giới phải cảm ơn tiến sĩ Thích Minh Châu về tác phẩm công phu này, chúng tôi sẽ mãi hãnh diện về những gì tiến sĩ Thích Minh Châu và những người cộng sự của ông đã làm. Khi ông trở về quê hương (Việt Nam), tiến sĩ Thích Minh Châu cũng sẽ như Huyền Trang (Hsuan-Tsang) dành trọn cuộc đời của mình để làm tròn sứ mạng truyền bá chân diệu pháp (saddhamma) vì an lạc cho nhiều người, vì hạnh phúc cho nhiều người, phát triển từ bi bằng cách nêu rõ sự vô ích của thiên kiến ngã chấp”. 
II – Hòa thượng Tiến sĩ Thích Minh Châu, dịch giả kinh tạng Pāḷi có thẩm quyền
Tam tạng Pāḷi (Tipiṭaka) bao gồm tạng Kinh (Sutta Piṭaka), tạng Luật (Vinaya Piṭaka), tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma Piṭaka).
A.    Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) gồm có 5 bộ:
1.    Trường bộ kinh (Dīgha Nikāya)
2.    Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya)
3.    Tương ưng bộ kinh (Saṃyutta Nikāya)
4.    Tăng chi bộ kinh (Aṅguttara Nikāya)
5.    Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikāya) được chia làm 15 tập:
a.    Tiểu tụng (Khuddakapāṭha)
b.    Pháp cú (Dhammapada)
c.    Phật tự thuyết (Udāna)
d.    Phật thuyết như vậy (Itivuttaka)
e.    Kinh tập (Suttanipāta)
f.    Chuyện thiên cung (Vimānavatthu)
g.    Chuyện ngạ quỷ (Petavatthu)
h.    Trưởng lão tăng kệ (Theragāthā)
i.    Trưởng lão ni kệ (Therīgāthā)
j.    Bổn sanh (Jātaka)
k.    Diễn giải (Niddesa)
l.    Phân tích đạo (Paṭisambhidāmagga)
m.    Thánh nhân ký sự (Apadāna)
n.    Phật sử (Buddhavaṃsa)
o.    Hạnh tạng (Cariyāpiṭaka)
B.    Tạng Luật (Vinaya Piṭaka) gồm có 5 bộ:
1.    Tội nặng (Pārājika Pāḷi)
2.    Tội nhẹ (Pācittiya Pāḷi)
3.    Đại phẩm (Mahāvagga Pāḷi)
4.    Tiểu phẩm (Cūlavagga Pāḷi)
5.    Tạp loại (Parivāra Pāḷi)
C.    Tạng Vi Diệu Pháp (Tạng Luận, Abhidhamma Piṭaka) gồm 7 bộ:
1.    Pháp tụ (Dhammasaṅgaṇī)
2.    Phân tích (Vibhaṅga)
3.    Chất ngữ (Dhātukathā)
4.    Nhân chế định (Puggalapaññatti)
5.    Ngữ tông (Kathāvatthu)
6.    Song đối (Yamaka)
7.    Vị trí (Paṭṭhāna)
Hòa thượng Thích Minh Châu đã phiên dịch gần như trọn tạng Kinh (Sutta Piṭaka), trong bài tham luận này tôi sử dụng hai bài kinh trong Kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya) để trình bày về tài năng phiên dịch của hòa thượng Thích Minh Châu, một dịch giả kinh tạng Pāḷi có thẩm quyền.
Tìm hiểu bản dịch của hòa thượng Thích Minh Châu về Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ), kinh số 22, thấy được rằng sự trung thành với nguyên bản Pāḷi là nguyên tắc phiên dịch của dịch giả, từng chữ Pāḷi được phiên dịch ra từng chữ tiếng Việt một cách trọn vẹn, thuyết phục, ví dụ:
1.    Evaṃ: như vầy / Thus / So / THUS / 如是[Như Thị] / 這麼[giá ma]
2.    Me: tôi / I / 我[Ngã]
3.    Sutaṃ: nghe / have heard / 聞[Văn] / 被(我)…聽聞[bị (ngã)… thính văn]
4.    Ekaṃ samayaṃ: một thời / One time / At one time / On one occasion / 一時[Nhất thời] / 有一次[hữu nhất thứ]
5.    Bhagavā: Thế Tôn / the Lord / the Buddha / the Blessed One / 世尊[Thế Tôn]
6.    Kurūsu viharati: ở xứ Kuru (Câu lâu) / was staying among the Kuru people / was staying in the land of the Kurus / was living in the Kuru country / 住拘樓國[trú Câu Lâu quốc] / 住在俱盧國[trú tại câu lô quốc]
7.    Kammāsadhammaṃ: Kammàssadhamma (Kiềmmasắt đàm)/ Kammāssadhamma / Kammāsadamma / Kammāsadhamma / 劍磨瑟曇 [Kiếm Ma Sắt Đàm] / 葛馬沙達馬[cát mã sa đạt mã]
8.    Nāma: được gọi là / called / named / 名[Danh] / 名叫[danh khiếu]
9.    Kurūnaṃ nigamo: đô thị của xứ Kuru / the township of the Kurus / the Kuru town / town of the Kurus / 拘樓人市鎮[Câu Lâu nhân thị trấn] / 俱盧國城鎮[câu lô quốc thành trấn]
10.    Tatra kho: (khi ở) tại chỗ ấy / While he was there / There / 爾時[Nhĩ thời] / 在那裡[tại na lí]
11.    Bhagavā: Thế Tôn / the Lord / the Buddha / the Blessed One / 世尊[Thế Tôn]
12.    Bhikkhū āmantesi: gọi các Tỷ kheo / addressed the monks, saying / addressed the mendicants / addressed the bhikkhus thus / 呼諸比丘曰[hô chư tỷ khâu viết ] / 召喚比丘們[triệu hoán tỷ khâu môn]
13.    ‘‘Bhikkhavo’’ti: “này các Tỷ kheo” / “Monks.” / “Mendicants!” / "Bhikkhus." / 「諸比丘!」[“ chư tỷ khâu!”] /「比丘們!」[“tỷ khâu môn!”]
14.    ‘‘Bhaddante’’ti: “bạch Thế Tôn” / “Revered one,” / “Venerable sir,” / "Venerable sir," / 「世尊!」[“ Thế Tôn!”] / 「尊師!」[“ tôn sư!”]
15.    Te bhikkhū: các Tỷ kheo ấy / these monks / they / they / 彼等比丘[bỉ đẳng tỷ khâu] / 那些比丘[na ta tỷ khâu]
16.    Bhagavato paccassosuṃ: vâng đáp Thế Tôn / answered the Lord in assent / replied / replied / 應世尊言[ứng Thế Tôn ngôn] / 回答世尊[hồi đáp thế tôn]
17.    Bhagavā: Thế Tôn / the Lord / the Buddha / the Blessed One / 世尊[Thế Tôn]
18.    Etadavoca: thuyết như sau / spoke thus / said this / 乃曰[nãi viết] / 說這個[thuyết giá cá] 
Nghiên cứu bản dịch của hòa thượng Thích Minh Châu về bài kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ), ta thấy trật tự thứ lớp của từng chữ, từng câu của tiếng Pāḷi được tôn trọng gần như tuyệt đối khi chuyển dịch ra tiếng Việt, ví dụ:
“Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati?
Idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So satova assasati, satova passasati. Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāti rassaṃ vā assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāti…” 
1.    Idha: ở đây / Herein / Here / 於此[ư thử] / 這裡[Giá lí]
2.    Bhikkhave: này các Tỷ kheo / monks / mendicants / bhikkhus / 諸比丘![Chư tỷ khâu!] / 比丘們![Tỷ khâu môn!]
3.    Bhikkhu: Tỷ kheo / a monk / a mendicant / a bhikkhu / 比丘[tỷ khâu]
4.    Araññagato vā: đi đến khu rừng / who is forest-gone / gone to a wilderness / gone to the forest / 或行於閑林[hoặc hành ư nhàn lâm] / 往森林[vãng sâmlâm] / 到林野[đáo lâm dã]
5.    Rukkhamūlagato vā: hay đi đến gốc cây / or gone to the root of a tree / or (gone) to the root of a tree / or (gone) to the root of a tree / 或行於樹下[hoặc hành ư thụ hạ] / 往樹下[vãng thụ hạ] / 或到樹下[hoặc đáo thụ hạ]
6.    Suññāgāragato vā: hay đi đến ngôi nhà trống / or gone to an empty place / or to an empty hut / or to an empty hut / 或行於空閑處[hoặc hành ư không nhàn xứ] / 往空閒處[vãng không gian xứ] / 或到空屋[hoặc đáo không ốc]
7.    Nisīdati: ngồi / sits down / 坐[toạ] / 坐下[toạ hạ]
8.    Pallaṅkaṃ ābhujitvā: kiết già / cross-legged / having folded his legs crosswise / 結跏趺[kết già phu] / 盤腿[bàn thối]
9.    Ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya: lưng thẳng / holding his back erect / sets their body straight / set his body erect / 以身正直[dĩ thân chánh trực] / 定置端直的身體[định trí đoan trực đích thân thể]
10.    Parimukhaṃ: trước mặt / in front of him / in front of them / in front of him / 當前[đương tiền] / 前[tiền] / 面前[diện tiền]
11.    Satiṃ: chánh niệm / mindfulness / 思念[tư niệm] / 念[niệm] / 憶念[ức niệm] / 正念[chánh niệm] / (他的)念[(tha đích) niệm]
12.    Upaṭṭhapetvā: an trú (an lập) / arousing / establishes / established / 立[lập] / 現[hiện] / 已經建立[dĩ kinh kiến lập] / 建立...(後) [kiến lập… (hậu)]
13.    So: vị ấy / vị ấy / he / 彼[Bỉ] / 他[tha]
14.    Satova: tỉnh giác/ Mindful / Just mindful / ever mindful / Mindfully / being very mindful / 念[niệm] / 正念[chánh niệm] / 醒覺[tỉnh giác] / 只具念地[chỉ cụ niệm địa]
15.    Assasati: thở vô / breathes in / breathe in / breathes in / 入息[nhập tức] / 吸氣[hấp khí]
16.    Satova: tỉnh giác/ Mindful / Just mindful / ever mindful / Mindfully / being very mindful / 念[niệm] / 正念[chánh niệm] / 醒覺[tỉnh giác] / 只具念地[chỉ cụ niệm địa]
17.    Passasati: thở ra / breathes out / breathe out / breathes out / 出息[xuất tức] / 呼氣[hô khí]
18.    Dīghaṃ vā assasanto: khi thở vô dài / Whether he is breathing in a long (breath) / When breathing in heavily / Breathing in long / 或長入息[hoặc trường nhập tức] / 當吸氣長時[đương hấp khí trường thời]
19.    ‘Dīghaṃ assasāmī’ti: 'tôi thở vô dài' / ‘I am breathing in a long (breath)’ / ‘I’m breathing in heavily / 'I breathe in long' /『予長入息』[“ dư trường nhập tức”]/ 『我吸氣長』[“ ngã hấp khí trường”]
20.    Pajānāti: (vị ấy) tuệ tri / (he) comprehends / (they) know / (he) understands / (彼)知[(bỉ) tri] / (他)知道[(tha) tri đạo]
21.    Dīghaṃ vā passasanto: hay khi thở ra dài/ or whether he is breathing out a long (breath) / When breathing out heavily / or breathing out long / 或長出息[Hoặc trường xuất tức] / 或當呼氣長時[hoặc đương hô khí trường thời]
22.    ‘Dīghaṃ passasāmī’ti: 'tôi thở ra dài' / ‘I am breathing out a long (breath)’ / ‘I’m breathing out heavily.’ / 'I breathe out long.' /『予長出息』[“ dư trường xuất tức”] /『我呼氣長』[“ ngã hô khí trường”]
23.    Pajānāti: (vị ấy) tuệ tri / (he) comprehends / (they) know / (he) understands / (彼)知[(bỉ) tri] / (他)知道[(tha) tri đạo]
24.    Rassaṃ vā assasanto: hay khi thở vô ngắn / or whether he is breathing in a short (breath) / When breathing in lightly / Breathing in short / 或短入息[hoặc đoản nhập tức] / 當吸氣短時[đương hấp khí đoản thời]
25.    ‘Rassaṃ assasāmī’ti: 'tôi thở vô ngắn' / ‘I am breathing in a short (breath)’ / ‘I’m breathing in lightly.’ / 'I breathe in short' /『予短入息』[“ dư đoản nhập tức”] /『我吸氣短』[“ ngã hấp khí đoản”]
26.    Pajānāti: (vị ấy) tuệ tri / (he) comprehends / (they) know / (he) understands / (彼)知[(bỉ) tri] / (他)知道[(tha) tri đạo]
27.    Rassaṃ vā passasanto: hay khi thở ra ngắn / or whether he is breathing out a short (breath) / When breathing out lightly / or breathing out short / 或短出息[hoặc đoản xuất tức] / 或當呼氣短時[hoặc đương hô khí đoản thời]
28.    ‘Rassaṃ passasāmī’ti: 'tôi thở ra ngắn' / ‘I am breathing out a short (breath).’/‘I’m breathing out lightly.’ / 'I breathe out short.' /『予短出息』[“ dư đoản xuất tức”] /『我呼氣短』[“ ngã hô khí đoản”]
29.    Pajānāti: (vị ấy) tuệ tri / (he) comprehends / (they) know / (he) understands / (彼)知[(bỉ) tri] / (他)知道[(tha) tri đạo]
Nghiên cứu bản dịch kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ) thuộc Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya), hòa thượng Thích Minh Châu đã cung cấp cho độc giả 550 từ Phật học Pāḷi tương đương tiếng Việt, đồng thời chúng tôi có chú thích thêm từ Hán, Hán - Việt, từ tiếng Anh tương đương để độc giả tham khảo, trong quá trình tìm hiểu bản dịch,tôi phát hiện dịch giả đôi khi giữ nguyên từ Hán – Việt chứ không cần chuyển qua từ thuần Việt hoặc chữ Nôm. Trong mục một pháp (eko dhammo) có nhiều tác dụng (bahukāro), từ “appamādo” với từ dịch tương đương “bất phóng dật” , từ tiếng Hán tương đương “ 不放逸”, từ tiếng Anh tương đương “heedfulness / diligence”.
Sau đây, tôi xin trích dẫn một số từ Phật học Pāḷi với từ Phật học tiếng Việt tương đương do hòa thượng Minh Châu dịch và có đối chiếu từ Hán, từ Hán – Việt và từ tiếng Anh tương đương để độc giả tham khảo.
Kāyagatāsati: niệm thân hành / Mindfulness immersed in the body / Mindfulness of the body / Mindfulness with regard to the body / 身念[thân niệm] / 身至念[thân chí niệm]
Trong từ Pāḷi “Kāyagatāsati”dịch giả dịch là “niệm thân hành” là chính xác theo nhóm từ Pāḷi:
    Kāya: thân
    Gatā: hành
    Sati: niệm
Trong khi đó bản chữ Hán chỉ dịch là 身念(thân niệm), thiếu chữ “hành – gatā” và bản tiếng Anh dịch là “Mindfulness with regard to the body”. Như vậy bản dịch của hòa thượng Thích Minh Châu là tôn trọng từ Pāḷi tương đương.
Các từ sau đây là bản dịch của hòa thượng Minh Châu phần một pháp, kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ):
1.    Phasso: xúc / Contact / 觸[xúc]
2.    Ayoniso manasikāro: bất chánh tác ý / Inappropriate attention / Improper attention / Unwise attention / 不正思惟[bất chánh tư duy] / 不如理作意[Bất như lý tác ý]
3.    Ānantariko cetosamādhi: vô gián tâm định / Unmediated concentration of awareness / The heart’s immersion of immediate result / Uninterrupted mental concentration / 無間心定[vô gián tâm định] / 直接的心定[Trực tiếp đích tâm định]
4.    Akuppaṃ ñāṇaṃ: bất động trí / Knowledge of the unprovoked [or: unprovoked knowledge] / Unshakable knowledge / Unshakeable knowledge / 不動之智[bất động chi trí] / 不動智(不動搖的智) [Bất động trí (bất động dao đích trí)]
5.    Sabbe sattā: tất cả chúng sanh (Tất cả loài hữu tình) / All beings / All sentient beings / 一切有情[nhất thiết hữu tình] / 一切眾生[Nhất thiết chúng sanh]
6.    Āhāraṭṭhitikā: do vật thực mà an trú (do ăn uống mà an trú) / maintained by nutriment / sustained by food / 依食而住[y thực nhi trú] / 皆因食而存續[giai nhân thực nhi tồn tục]
7.    Akuppā cetovimutti: bất động tâm giải thoát / Unprovoked release of awareness / The unshakable release of the heart / Unshakeable deliverance of mind / 不動心解脫[bất động tâm giải thoát]
Trong phần hai pháp của kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), dịch giả hòa thượng Minh Châu đã tiếp tục cung cấp cho độc giả các từ tiếng Việt tương ứng với từ Pāḷi:
1.    Sati: niệm / Mindfulness / 念[niệm]
2.    Sampajaññañ: tỉnh giác / alertness / situational awareness / clear awareness / 與正知[dữ chánh tri] / 與醒覺 [dữ tỉnh giác]
3.    Nāmaṃ: danh / Name / Mind / the immaterial factors / 名[danh]
4.    Rūpaṃ: sắc / form / body / 與色[dữ sắc]
5.    Avijjā: vô minh / Ignorance / 無明[vô minh]
6.    Bhavataṇhā: hữu ái / craving for becoming / craving for continued existence / craving for existence / 與有愛[dữ hữu ái] / 與有的渴愛[dữ hữu đích khát ái]
7.    Dovacassatā: ác ngôn (tình trạng khó dạy) / Being hard to instruct / Being hard to admonish / Roughness / unruliness / 惡言[ác ngôn] / 難順從糾正[Nan thuận tòng củ chánh]
8.    Pāpamittatā: ác hữu / evil friendship / having bad friends / friendship with evil / 與惡友[dữ ác hữu]
9.    Sovacassatā: thiện ngôn (thái độ dễ dạy) / Being easy to instruct / Being easy to admonish / Gentleness / obedience / 善言[thiện ngôn] / 易順從糾正[Dị thuận tòng củ chánh]
10.    Kalyāṇamittatā: thiện hữu / admirable friendship / having good friends / friendship with good / 與善友[dữ thiện hữu]
11.    Khaye ñāṇaṃ: tận trí / knowledge of the ending (of the effluents) / knowledge of ending / Knowledge of the destruction [of the defilements] / 盡智[tận trí] / 滅盡智[Diệt tận trí]
12.    Anuppāde ñāṇaṃ: vô sanh trí / knowledge of (their) non-recurrence / knowledge of non-arising / 無生智[vô sanh trí]
13.    Saṅkhatā ca dhātu: hữu vi giới / the fabricated property / the conditioned element / 有為界[hữu vi giới]
14.    Asaṅkhatā ca dhātu: và vô vi giới / and the unfabricated property / and the unconditioned element / 與無為界[dữ vô vi giới]
15.    Vijjā: minh / Clear knowing / Knowledge / higher knowledge / wisdom / 明[minh]
16.    Vimutti: và giải thoát / and release / and freedom / and liberation / 與解脫[dữ giải thoát]
Nhận xét: Nếu không có trình độ về từ Hán, Hán – Việt thì dịch giả khó có thể thực hiện công việc dịch các từ Pāḷi ra tiếng Việt một cách tài hoa, chính xác.
Sau đây là một số trích dẫn các từ Pāḷi Phật học chuyên môn được dịch giả chuyển tải sang các từ Phật học tiếng Việt trong kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), người viết có ghi chú thêm từ Hán, từ Anh để độc giả tham khảo:
1.    Sukhā vedanā: lạc thọ / a feeling of pleasure / Pleasant feeling / 樂受[lạc thọ]
2.    Dukkhā vedanā: khổ thọ / a feeling of pain / painful feeling / 苦受[khổ thọ]
3.    Adukkhamasukhā vedanā: bất khổ bất lạc thọ / a feeling of neither pleasure nor pain / neutral feeling / neither pleasant nor painful feeling / 不苦不樂受[bất khổ bất lạc thọ]
4.    Kāmataṇhā: dục ái / craving for sensuality / craving for sensual pleasures / sensual craving / 欲愛[dục ái] / 欲的渴愛[dục đích khát ái]
5.    Bhavataṇhā: hữu ái / craving for becoming / craving for continued existence / 有愛[hữu ái] / 有的渴愛[hữu đích khát ái]
6.    Vibhavataṇhā: phi hữu ái / craving for non-becoming / craving to end existence / craving for extinction / 無有愛[vô hữu ái] / 虛無的渴愛[hư vô đích khát ái]
7.    Lobho akusalamūlaṃ: tham bất thiện căn / greed as a root of what is unskillful / unskillful root of greed / unwholesome root of greed / 貪不善根[Tham bất thiện căn]
8.    Doso akusalamūlaṃ: sân bất thiện căn / aversion as a root of what is unskillful / unskillful root of hate / unwholesome root of hatred / 瞋不善根[sân bất thiện căn] / 瞋恚不善根[sân khuể bất thiện căn]
9.    Moho akusalamūlaṃ: si bất thiện căn / delusion as a root of what is unskillful / unskillful root of delusion / unwholesome root of delusion / 癡不善根[si bất thiện căn] / 愚癡不善根[ngu si bất thiện căn]
10.    Alobho kusalamūlaṃ: vô tham thiện căn / lack of greed as a root of what is skillful / skillful root of non-greed / wholesome root of non-greed / 無貪善根[vô tham thiện căn]
11.    Adoso kusalamūlaṃ: vô sân thiện căn / lack of aversion as a root of what is skillful / skillful root of non-hate / wholesome root of non-hatred / 無瞋善根[vô sân thiện căn] / 不瞋恚善根[bất sân khuể thiện căn]
12.    Amoho kusalamūlaṃ: vô si thiện căn / lack of delusion as a root of what is skillful / skillful root of non-delusion / wholesome root of non-delusion / 無癡善根[vô si thiện căn] / 不愚癡善根[bất ngu si thiện căn]
13.    Kabaḷīkāro āhāro: đoàn thực / physical food / solid food/ “material” food / 段食[đoàn thực] / 物質食物[vật chất thực vật]
14.    Oḷāriko: loại cứng / gross / (whether) coarse / (若)麤[(nhược) thô] / (或)粗[(hoặc) thô]
15.    Sukhumo: hoặc loại mềm / or refined / or fine / or subtle / 若細[nhược tế] / (或)細[hoặc tế]
16.    Phasso: xúc (thực) / contact / 觸(食) [xúc (thực)]
17.    Manosañcetanā: tư niệm (thực) / intellectual intention / mental intention / mental volition / 意思(食) [ý tư (thực)]
18.    Viññāṇaṃ: thức (thực) / consciousness / 識(食) [thức (thực)]
19.    Kāmogho: dục bộc lưu / the flood of sensuality / 欲瀑流[dục bộc lưu] / 欲的暴流[dục đích bộc lưu]
20.    Bhavogho: hữu bộc lưu / the flood of becoming / the flood of desire for rebirth / 有瀑流[hữu bộc lưu] / 有的暴流[hữu đích bộc lưu]
21.    Diṭṭhogho: kiến bộc lưu / the flood of views / the flood of [wrong] views / 見瀑流[kiến bộc lưu] / 見的暴流[kiến đích bộc lưu]
22.    Avijjogho: vô minh bộc lưu / the flood of ignorance / 無明瀑流[vô minh bộc lưu] / 無明的暴流[vô minh đích bộc lưu]
23.    Kāmayogo: dục ách / the yoke of sensuality / the bond of sensuality / 欲軛[Dục ách] / 欲之軛[dục chi ách]
24.    Bhavayogo: hữu ách / the yoke of becoming / the bond of desire for rebirth / 有軛[hữu ách] / 有之軛[hữu chi ách]
25.    Diṭṭhiyogo: kiến ách / the yoke of views / the bond of views / the yoke of [wrong] views / 見軛[kiến ách] / 見之軛[kiến chi ách]
26.    Avijjāyogo: vô minh ách / the yoke of ignorance / the bond of ignorance / 無明軛[vô minh ách] / 無明之軛[vô minh chi ách]
27.    Buddhānussati: Phật tùy niệm / recollection of the Buddha / 佛隨念[Phật tuỳ niệm]
28.    Dhammānussati: Pháp tùy niệm / recollection of the Dhamma / recollection of the teaching / 法隨念[pháp tuỳ niệm]
29.    Saṅghānussati: Tăng tùy niệm / recollection of the Saṅgha / 僧伽隨念[tăng già tuỳ niệm] / 僧團隨念[tăng đoàn tuỳ niệm]
30.    Sīlānussati: Giới tùy niệm / recollection of virtue / recollection of ethics / recollection of the morality / 戒隨念[giới tuỳ niệm]
31.    Cāgānussati: Thí tùy niệm / recollection of generosity / recollection of the renunciation / 施隨念[thí tuỳ niệm] / 施捨隨念[thí xả tuỳ niệm]
32.    Devatānussati: Thiên tùy niệm / recollection of the devas / recollection of the deities / 天隨念[thiên tuỳ niệm]
33.    Cakkhāyatanaṃ: nhãn xứ / the eye as a sense medium / Eye-sense field / eyesense-sphere / 眼處[nhãn xứ]
34.    Sotāyatanaṃ: nhĩ xứ / the ear as a sense medium / ear-sense field / ear-sensesphere / 耳處[nhĩ xứ]
35.    Ghānāyatanaṃ: tỷ xứ / the nose as a sense medium / nose-sense field / nosesense-sphere / 鼻處[tị xứ]
36.    Jivhāyatanaṃ: thiệt xứ / the tongue as a sense medium / tongue-sense field / tongue-sense-sphere / 舌處[thiệt xứ]
37.    Kāyāyatanaṃ: thân xứ / the body as a sense medium / body-sense field / bodysense-sphere / 身處[thân xứ]
38.    Manāyatanaṃ: ý xứ / the intellect as a sense medium / mind-sense field / mindsense-sphere / 意處[ý xứ]
39.    Rūpataṇhā: sắc ái / craving for forms / craving for sights / 色愛[sắc ái] / 色的渴愛[sắc đích khát ái]
40.    Saddataṇhā: thanh ái / craving for sounds / 聲愛[thanh ái] / 聲的渴愛[thanh đích khát ái]
41.    Gandhataṇhā: hương ái / craving for aromas / craving for smells / 香愛[hương ái] / 氣味的渴愛[thanh đích khát ái]
42.    Rasataṇhā: vị ái / craving for flavors / craving for tastes / 味愛[vị ái] / 味道的渴愛[vị đạo đích khát ái]
43.    Phoṭṭhabbataṇhā: xúc ái / craving for tactile sensations / craving for touches / 觸愛[xúc ái] / 所觸的渴愛[sở xúc đích khát ái]
44.    Dhammataṇhā: pháp ái / craving for ideas / craving for thoughts / craving for mind-objects / 法愛[pháp ái] / 法的渴愛[pháp đích khát ái]
Trên đây là một số trích dẫn trong số 550 pháp của kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ) mà hòa thượng Thích Minh Châu đã phiên dịch từ tiếng Pāḷi sang tiếng Việt.
Hòa thượng dịch giả đã làm giàu có kho tàng Văn học Phật Giáo Việt Nam từ các bản kinh Pāḷi trong kinh tạng Pāḷi (Sutta Piṭaka).
III – Kết luận
Dịch giả, hòa thượng Thích Minh Châu như một ngôi sao càng nhìn càng sáng. Khi nghiên cứu tìm hiểu một số bài kinh Pāḷi do hòa thượng Minh Châu phiên dịch, chúng ta mới thấy được trình độ học thuật, khả năng chuyên môn cao về phương diện dịch thuật kinh tạng Pāḷi của một vị cao tăng của Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ XX. Đặc biệt luận án tiến sĩ của dịch giả là đề tài “So Sánh Trung A-Hàm Chữ Hán Và Kinh Trung Bộ Chữ Pāḷi”, điều đó nói lên trình độ tiếng Pāḷi, trình độ tiếng Hán và trình độ tiếng Anh (luận án viết bằng tiếng Anh) của dịch giả là như thế nào.
Công trình dịch thuật kinh tạng Pāḷi của hòa thượng Thích Minh Châu đã để lại một kho tàng kinh điển thuộc tài liệu bậc I bằng tiếng Việt cho nhiều thế hệ tăng ni, Phật tử Việt Nam có điều kiện nghiên cứu, học tập, thực hành lời dạy cổ xưa của Đức Phật ngõ hầu đem lại hạnh phúc, an lạc cho chính bản thân và cho nhiều người.
Có thể khẳng định rằng hòa thượng Thích Minh Châu là “Đường Tăng” của Việt Nam.
Phần tham khảo
    Bản Pāli Roman (Latin) (P): http://tipitaka.online-dhamma.net/
    Bản tiếng Việt (V): Hòa thượng Thích Minh Châu
    Bản tiếng Anh (E):
    (E): Thanissaro Bhikkhu
    (E2): Bhikkhu Sujato
    (E3): Maurice Walshe
    Bản chữ Hán (C):
    (C): 通妙譯(Thông Diệu dịch) https://cbetaonline.dila.edu.tw/
    (C2): 莊春江譯 (Trang Xuân Giang dịch)https://agama.buddhason.org
    Từ điển: http://tipitaka.online-dhamma.net/











 

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu