Quang lâm và chứng minh tham dự lễ có Hoà thượng Thích Thiện Hoằng – Chứng minh Ban trị sự PG huyện Xuân Lộc, viện chủ chùa Linh Hoà,
Đại đức Thích Trung Quán – trụ trì chùa Phước Huệ - Trưởng ban tổ chức lễ
 Đại đức Thích Lệ Phước – trụ trì chùa Tây Phật – TP Hải Phòng

Chư tôn đức tăng ni là huynh đệ, trú xứ trong và ngoài huyện, đông đảo phật tử các đạo tràng  khoảng 500 người cũng đồng về tham dự.

Sau phần múa dâng hoa cúng dường của các em GĐPT, giới thiệu thành phần tham dự theo nghi thức hành chánh, đại đức Thích Trung Quán tuyên đọc diễn văn Phật Đản của ngài Chủ tịch HĐTS, cung thỉnh hoà thượng chia sẻ pháp thoại trong ngày đại lễ trọng đại. 

Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được Phật giáo tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật và theo đề nghị của 34 quốc gia theo Phật giáo trên thế giới, ngày 15/12/1999 Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Phật đản là một lễ hội Văn Hóa Tôn Giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc (Vesak), là ngày Đại lễ kỷ niệm Đức Bổn sư Thích ca Đản Sinh - Thành Đạo - nhập Niết Bàn (hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp). Từ năm 2000 trở đi, những hoạt động kỷ niệm lễ Phật đản Liên Hiệp quốc (Vesak) sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới và được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch.
Đặc biệt năm 2025, Việt Nam là đơn vị được vinh dự đăng cai tổ chức đại lễ Vesaka tại Tp Hồ Chí Minh, với khoảng 85 quốc gia tham dự. Lễ Phật Đản trở về trong sự hân hoan chờ đón của tất cả hàng đệ tử Phật, những người yêu mến Đạo Phật trên khắp năm châu, muôn người như một, hoà cùng niềm quý trọng kính mến đấng đạo sư ngời sáng cuộc sống toàn thiện, toàn bích, toàn mỹ.
Ngày nay, Phật giáo chúng ta cùng chung niềm hỷ lạc, thành kính cử hành lễ kỷ niệm lần thứ 2649 – Phật lịch 2569 về một đại sự nhân duyên vô cùng hy hữu đã xảy ra trong cõi Ta Bà dưới cội cây Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni ở thành Ca Tỳ La Vệ của nước Ấn Độ cổ Đức Thích Ca Mâu Ni đản sanh.
Sau thời pháp thoại, cung thỉnh hoà thượng chứng minh niệm hương sái tịnh đàn tràng , tuần tự cử hành các nghi thức truyền thống: lễ Tam Bảo - tụng chú Đại Bi-lễ sám- lễ Mộc Dục. Tại đây toàn thể hội chúng tuần tự tiến về lễ đài, nơi tôn trí trang nghiêm kim thân sơ sinh đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, tự tay mình được tưới lên chân ngài những giọt nước tâm thành kính, hương lòng thiết tha.
  Sông có thể cạn, núi có thể mòn, không gian và thời gian có thể cùng tận nhưng những chân lý mà ngài đã để lại cho nhân loại và vô cùng vô tận trong hơn 2500 năm trước, bây giờ và mãi mãi về sau là bất tận. 
Ban tổ chức chuyển tải thông điệp “Nhân mùa Đản sanh của Ngài, chúng ta thành kính hái đóa Vô Ưu thanh khiết dâng lên cúng dường bậc Vô thượng giác, đấng Thiên Nhơn Sư như là tặng phẩm cao quý nhất xin dâng tặng cuộc đời với lời nguyện cầu chân thành tha thiết. Mong cho cuộc đời mãi mãi được an lành hạnh phúc, người người gặp nhau nhìn nhau, sống với nhau bằng tất cả tấm lòng thương yêu nguyên thủy...”

Sau cùng là đêm văn nghệ của các anh chị em gia đình phật tử khánh thanh chùa phước huệ, hướng về ngày trọng đại, dâng lên cúng dường đức cha lành. Với các tiết mục phong phú, bằng chính các em dàn dựng và trình bày. Vừa vua nhộn vừa chứa đượm tình cảm đong đầy đạo vị.
Dưới đây là chùm ảnh được ghi lại tại buổi lễ:









































Tin&ảnh: Phú Phát