Cập nhật lúc 09:24:02 23-11-2021 (GMT+7)

GIÁO DỤC HỌC ĐƯỜNG PGVN:TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN

 
  1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ MỤC TIÊU CHUNG CỦA GDPGVN
< >Sự hình thành:Mục tiêu chung[1]. Chính trong đời sống thường nhật của Đức Phật cũng là sự giáo dục về thân giáo hết sức sâu sắc trên phương diện huấn luyện thân – tâm. Mặc dù là một vị Chánh Đẳng Giác với năng lực bất khả tư nghì, nhưng Đức Phật gần như không bao giờ sử dụng thần thông làm phương tiện di chuyển, Ngài luôn dùng chính đôi chân của mình để đi khắp lưu vực sông Hằng hoằng pháp độ sanh. Mỗi ngày Đức Phật luôn dành thời gian để đi kinh hành và đến từng nhà để khất thực cùng tăng chúng. Ngoài ra trong các tạng kinh luật hoặc giới vẫn có những quy định về sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ với mục đích bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với hàng xuất gia. Chẳng hạn như, trong kinh Pháp Cú, kệ số 204 Đức Phật đã khẳng định “không bệnh lợi tối thượng[2]”.
Từ những dẫn dụ trên cho chúng ta thấy Đức Phật xứng đáng được tôn vinh là một một lương y và là nhà phẫu thuật đại tài (anuttaro bhisakko sallakatto). Ngài luôn dạy đệ tử cân bằng mọi thứ trong đời sống một cách đúng bản chất tự nhiên, không rơi vào cố chấp ở lĩnh vực nào. Vì một người tu tập phải đầy đủ sức khỏe từ thân đến tâm. Nếu thân thể quá khô cằn, bệnh tật thì chắc chắn sẽ không thể điều được tâm, như chính Đức Phật đã từ bỏ đời sống khổ hạnh. Đồng thời nếu thân quá thịnh vượng, sung mãn thì các dục phát tác mạnh mẽ sẽ khó khăn trong điều tâm. Những giới luật từ lời dạy của Đức Phật đã giải quyết vấn đề này một cách rất trọn vẹn và hoàn hảo.
Trong đời sống tăng chúng hiện tại cũng thế, nhất là môi trường tu học được thiết lập nội trú hoặc khép kín. Nền giáo dục Phật giáo có quan điểm giáo dục con người một cách toàn diện[3]. Hình thức giáo dục có sự tương ứng, mang tính đa dạng và đáp ứng đầy đủ những điều kiện về: lý thuyết, lý luận và thực hành, (văn, tư, tu). Tại các cơ sở giáo dục Phật giáo, tăng, ni sinh ngoài thời khóa biểu học các môn chuyên ngành về Phật học và kiến thức thế học còn phải tham gia đầy đủ các thời khóa công phu như tụng kinh, bái sám, luân phiên chấp tác như nấu ăn, trồng rau, làm nấm, làm vườn, vệ sinh…Bên cạnh đó, khi có những hoạt động từ thiện, thiện nguyện và nghi lễ của cộng đồng, tăng ni sinh cũng được sắp xếp, tổ chức tham gia. GDPGVN chú trọng việc đào tạo, huấn luyện lực lượng tăng tài trẻ có đủ năng lực và phẩm chất để kế thừa và phát huy sự nghiệp đạo pháp mà thế hệ đi trước đã tạo lập
2.2 Giáo dục hướng về chân, thiện, mỹ
Ông Einstein -  một nhà vật lý học đương đại khẳng định về Phật giáo dưới góc nhìn khoa học như sau: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật Giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”[4]. Nhận định trên được xuất phát từ sự nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của Phật giáo trong hiện tại và tương lai. Bởi sự hiện diện của Đức Phật nói riêng, cho đến Phật giáo nói chung và tăng đoàn luôn hướng đến sự lợi ích cho cộng đồng và cá nhân trên con đường hoàn thiện bản thân. Phật giáo được vinh danh là một tôn giáo bất bạo động. Suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo luôn giữ thái độ hòa ái, ôn nhu và tránh tối đa mọi thương tổn cho mình và người. Như lời dạy của Ngài trong kinh Tương Ưng Bộ I: "Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người"[5]
GDPG ở mọi thời đại luôn hướng đến Chân – Thiện – Mỹ[6], lấy lời Phật dạy làm kim chỉ nam trong tu tập và đời sống. Đây là nền giáo dục mang tính chất khai sáng, giúp con người tự trải nghiệm, hình thành ý thức để vượt thoát lên những nhu cầu hưởng thụ ích kỷ của cá nhân, sống tốt đời đẹp đạo. Mục tiêu tối thượng trong giáo dục là giúp mình và người có được sự an vui, đồng thời cống hiến vì lợi ích của đạo pháp, nhân sinh và sự phát triển của cộng đồng chung là đất nước và dân tộc[7]. Cũng với phương châm: “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường Chư Phật”, Phật giáo luôn giáo dục mỗi cá nhân tự rèn luyện để phát triển tình thương đến mức độ vô ngã; đồng thời chia sẻ tình thương ấy đến tất cả mọi người. Và Tứ Nhiếp Pháp trong Phật giáo là một pháp hành cụ thể nhất biểu hiện từ tâm của người học Phật qua cách nhìn Chân – Thiện – Mỹ ở thế gian.
Trong thời Phật tại thế đã có không ít những tấm gương các vị thánh giả đệ tử chấp nhận dấn thân vào chốn hiểm nguy để độ sanh, ví như Ngài Phú Lâu Na[8]. Trải dài cho đến hôm nay, Phật giáo vượt qua không biết ách nạn, tuy nhiên ở mỗi cục diện khác nhau, Phật giáo luôn xuất hiện những vị thánh đệ tử xả thân vì đạo pháp – dân tộc. Một tấm gương sáng trong giai thoại hiện đại đó chính là hình ảnh tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức năm 1963, Ngài để lại trái tim bất diệt – biểu tượng của tình thương vô ngã dành cho cuộc đời nói chung và Phật giáo nói riêng theo lời Phật dạy: “"Này các Tỷ-kheo, Ta không có tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỷ-kheo, Người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời"[9]
Tiếp nối tinh thần giáo dục lợi sanh ấy, Phật giáo trong thời bình luôn có những cống hiến mang lại giá trị thực tiễn và to lớn cho xã hội, con người. Điển hình nhất là sự đóng góp của GHPGVN trong thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát, con số lên đến hàng trăm tỉ đồng[10]. Ngoài ra còn có sự dấn thân của lực lượng tăng ni trẻ và Phật tử không ngại dịch bệnh nguy hiểm, đã và đang đồng hành cùng bệnh nhân tại các bệnh viện dã chiến. Bên cạnh đó các hoạt động tích cực về mặt xã hội như làm từ thiện, mở các cơ sở bảo trợ xã hội, hoặc mở khóa tu cho các em trẻ vào mùa hè v.v…luôn được Phật giáo quan tâm và thực hiện trên tinh thần cống hiến vì lợi ích cộng đồng. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của sự phục vụ lâu dài; năm 2012 HVPGVN tại TP. HCM đã thành lập khoa Công Tác Xã Hội. Nhằm đào tạo tăng ni trẻ một cách hoàn thiện và bài bản hơn trong lĩnh vực phụng sự tha nhân.
2.3 Giáo dục mang tính thực tiễn cao, ích lợi bền vững, lâu dài
Trong cuộc sống, có những giải pháp chỉ mang tính hiệu quả nhất thời và để lại hậu quả khó lường về sau. Trái lại, trong GDPG chứa đựng 2 tính chất vừa lợi ích hiện tại lại có tính bền vững, lâu dài. Nền giáo dục ấy mang tính thực tiễn rất cao, đào tạo con người để đem đến kết quả, lợi ích thấy được ngay trong hiện tại. Đồng thời hiệu ứng, tác dụng của những lợi ích ấy còn kéo dài và ảnh hưởng sâu, rộng theo thời gian. Vì một tu sĩ Phật giáo lấy mục đích đào tạo không phải là những hình thức bên ngoài, mà chính là chọn bản thân để làm đối tượng đào tạo: Pháp Cú: 197
Vui thay, chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù!
[11]
Người xuất gia có sự thực tập song song giữa pháp học và tu, tăng trưởng chánh niệm từng giờ phút sẽ dần thanh lọc thân tâm. Những lợi ích này dần dần lan tỏa từ một cá thể nhỏ, đơn lẻ, sang tập thể lớn, nhiều người và tính thiết thực, lợi ích, ảnh hưởng của nó tồn tại lâu dài với thời gian[12]. Sở dĩ cách giáo dục này sẽ không bao giờ mai một, vì đó là những giá trị tâm linh được chuyển hóa từ những hạt giống trong vô thức. Đồng thời cũng chính là những thành tựu chắc chắn ngay từ bên trong và mọi việc làm xuất phát từ thành tựu này đều không vì lợi ích cá nhân riêng biệt.
< >Hệ thống Phật học VN trước năm 1981Truyền thống giáo dục tu viện[13]
< >Sự hình thành hệ thống học đườngCác cấp bậc Phật học hiện nay[14]. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo Phật học hiện nay, hệ trung cấp đóng vai trò quan trọng thiết yếu, là gạch nối giữa bậc sơ cấp, nâng cao để chuẩn bị hành trang kiến thức và đạo hạnh, là điều kiện bắt buộc để có thể tiếp tục bước lên các bậc học cao hơn.
- Đại học và sau đại học: Hiện cả nước có 4 học viện PG ở Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh và tại Cần Thơ (dành riêng do PG Nam tông), đào tạo các trình độ Cao đẳng (2-3 năm), Cử nhân (4 năm), Thạc sĩ (2 năm) và Tiến sĩ (2-5 năm).
- Giảng sư chuyên ngành: Trong sự nghiệp hoằng pháp, giảng sư chính là những sứ giả Như Lai mang chánh pháp trực tiếp đến với chúng sanh. Để trở thành một giảng sư cần có sự tôi luyện bền bỉ trên nhiều khía cạnh cả đạo hạnh và kiến thức. Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức chương trình đào tạo giảng sư dành cho tăng ni sinh đã tốt nghiệp các trường Phật học (cao đẳng, học viện Phật giáo). Bên cạnh kiến thức nội điển: kinh - luật - luận, lịch sử … chuyên sâu mà còn có kiến thức ngoại điển, kiến thức bổ trợ nghiệp vụ sư phạm, ứng dụng thực tiễn, các kỹ năng diễn đạt, tổ chức, biên soạn… kết hợp cùng với dấu ấn cá nhân giúp cho việc sự truyền tải giáo lý đạt hiệu quả cao. Chương trình đào tạo các bậc trung cấp, cao cấp giảng sư đều có thời gian là 3 năm, đến năm 2020 đã tổ chức đến khóa XI tại phía Nam và khóa II ở phía Bắc.
< >Sự cải cách toàn diện của HVPGVN tại TP.HCM[15]. Trong đó công tác giáo dục là một mảng đánh dấu những bước chuyển biến, đổi mới hết sức to lớn trong quá trình phát triển của học viện.  Mục tiêu của công tác giáo dục là đào tạo thế hệ tăng, ni tài tiếp nối vững chắc về kiến thức, mô phạm trong đạo hạnh. Do đó, trong xã hội hiện đại cũng yêu cầu những mặt cải cách trên nhiều phương diện của công tác giáo dục mà HVPGVN tại TP.HCM đã thí điểm và đạt được nhiều thành tựu.
< >Qui chế đào tạo tín chỉCấp bậc đào tạo[16].
HVPGVN tại TP.HCM đã trở thành một trung tâm giáo dục lớn thu hút được tăng ni sinh cả nước do cơ chế đào tạo xuyên suốt các cấp bậc, thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, trau dồi nâng cao kiến thức.
< >Đào tạo đa ngànhTổ chức tu học nội trú[17]. Môi trường nội trú với nếp sống ở chung tu học tạo sự nối kết gắn bó giữa sinh viên, nhà trường qua quá trình sinh hoạt cộng đồng, có sự chia sẻ trong học tập, chấp tác; phát huy sức mạnh tập thể đồng thời tạo điều kiện cho cá nhân cống hiến năng lực trong các hoạt động ngoại khóa…
< >Liên kết đào tạoĐào tạo liên thôngỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụcGDPGVN với công nghệ hiện đạiXu hướng tích cựcTiếp cận nguồn thông tin phong phú, đa dạng[18], giúp Tăng Ni sinh dễ dàng tra cứu, lựa chọn nhiều nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu học tập và nghiên cứu. Nếu với giáo dục truyền thống, chúng ta chỉ có thể tiếp nhận kiến thức chủ yếu từ sách vở, giáo trình và ngồi nghe giảng viên trên lớp; thì hiện nay với việc truy cập internet, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin qua các thiết bị di động thông minh như điện thoại, laptop…và rất nhiều kết quả tra cứu sẽ hiện ra chỉ sau một click chuột. Đồng thời, qua việc thu thập và lưu trữ lượng kiến thức phong phú như vậy, Tăng Ni Sinh sẽ có dịp rèn luyện khả năng phân tích và chọn lọc thông tin, có được cái nhìn phổ quát, cơ hội đào sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt yếu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy.

Dựa trên Báo cáo Xu hướng tìm kiếm của Google năm 2020 tại Việt Nam, có đến 93% người tiêu dùng sử dụng Google tìm kiếm vào lĩnh vực giáo dục và việc làm. Điều này cho thấy, nhờ có Internet, người tiêu dùng đang học cách nắm bắt thông tin và mở mang kiến thức. Thống kê cho thấy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực giáo dục đang được quan tâm khi đa số người học xem công nghệ là phương tiện nhanh nhất để tìm kiếm tư liệu và nâng cao tối đa hiệu quả học tập.
< >Rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả tìm kiếm, thu thập thông tin[19], các cơ sở dữ liệu học thuật như Scopus, các trang mạng như Academia, Resarch Gates,… Điều này đóng vai trò to lớn trong quá trình đổi mới giáo dục, thúc đẩy tinh thần tự học, tìm tòi, nghiên cứu của tăng, ni sinh.
< >Hình thành một nền giáo dục mở, dễ tiếp cận [20]. Đơn cử là việc liên kết đào tạo quốc tế của Học viện Phât Giáo Việt Nam tại TP.HCM. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo môi trường dễ dàng giúp tăng, ni sinh phát triển, học hỏi và trải nghiệm các nền văn hóa Phật giáo khác, nâng cao kiến thức Phật học thế giới.
Dựa trên Báo cáo 35 năm hoạt động công tác đào tạo giáo dục của học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (1984-2019): “Trong nhiều năm qua, học viện đã chính thức liên kết đào tạo với một số đại học danh tiếng ở nước ngoài” Đặc biệt, học viện đã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho một số giáo sư và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo đã có công đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục nhiều năm qua tại các buổi lễ tốt nghiệp của học viện. Thông qua chương trình liên kết đào tạo và ngoại giao này, nhiều học giả hàng đầu trong và ngoài nước đã đến giảng dạy tại học viện trong thời gian qua. Việc làm này nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín cho GDPGVN, đồng thời mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới.”
d.   Giải quyết thách thức không gian, thời gian, nâng cao chất lượng trình bày thông tin
Công nghệ tiên tiến đã tạo nên không gian và thời gian học tập, nghiên cứu linh động cho tăng, ni sinh. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh vẫn đang bùng nổ và chưa có dấu hiệu dừng lại; việc ứng dụng và phát huy tối đa công nghệ thông tin không chỉ góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh mà còn đảm bảo hiệu quả của quá trình học tập. Các bài giảng không chỉ được truyền đạt bằng lời mà còn kết hợp dễ dàng các hình ảnh, video một cách cụ thể, sinh động. Bên cạnh đó, học viên có thể tiết kiệm chi phí, thời gian, chỉ cần một thiết bị kết nối internet, chúng ta có thể học ở mọi lúc, mọi nơi.
e. Phương tiện phổ cập hóa giáo dục Phật giáo hữu hiệu
Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đã mở hướng phổ cập hóa GDPG, tạo cơ hội cho hàng cư sĩ tại gia được học tập, tiếp xúc với giáo lý, lời dạy của Đức Phật. Phật giáo được giới thiệu cho nhiều thành phần xã hội khác nhau. Khoa Phật học từ xa của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM là ví dụ điển hình. Bằng cách giảng dạy thông qua việc ghi âm các bài giảng và đăng tải trên trang web, khoa chỉ tổ chức học tập trung 2 buổi trong tuần. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những người bận rộn với cuộc sống đời thường, không có nhiều thời gian để học chính quy. Họ có thể sắp xếp xem lại bài giảng bất kỳ lúc nào. Từ đó cho thấy, ứng dụng công nghệ trong giáo dục Phật giáo đã mở ra cơ hội học Phật cho nhiều đối tượng. Qua đó, góp phần xóa bỏ mê tín, truyền bá giáo pháp, chân lý làm vơi đi nỗi khổ đau, tăng cường ý nghĩa và giá trị của cuộc sống.

Theo thống kê của Khoa đào tạo từ xa, học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, dù cho chương trình chủ yếu học online, số lượng sinh viên (tính cả tu sĩ lẫn cư sĩ) mỗi khóa có xu hướng tăng đều mỗi năm, đặc biệt tăng mạnh ở khóa III. Đây chính là dấu hiệu tích cực của giáo dục Phật giáo Việt Nam. Số lượng sinh viên tăng, chứng tỏ lượng người tiếp cận Phật Pháp cũng tăng theo, đảm bảo mục tiêu đưa Đạo Phật đến với những ai hữu duyên.
Đặc biệt, thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn đang tiếp tục, việc ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu tu học của số đông. Các đạo tràng, khóa tu được mở ra ngày càng nhiều, với quy mô lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ. Có thể thấy, GDPGVN Việt Nam đã tạm thời chuyển từ các khóa tu tập trung tại tự viện… sang hình thức tu online. Các khóa tu ngắn hạn thông qua Zoom, Google Meet, những buổi giáo lý trực tuyến được giảng dạy gián tiếp thông qua facebook, youtube và còn nhiều hình thức đào tạo khác nữa tạo nên sự thay đổi về nội dung và hình thức trong quá trình phát triển của hệ thống Giáo dục Phật giáo nước ta.
Nhìn chung, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hệ thống Phật học Việt Nam trong thời kỳ công nghệ hiện đại đã và đang đem lại những xu hướng tích cực. Song song, trong đó vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực.
< >Xu hướng tiêu cựcGiá trị thực tiễnPhụ thuộc mức độ cân bằng giữa tu và học của tăng ni sinhSo sánh các cấp học trước và sau công nghê (lập biểu đồ so sánh)ảnh hưởng đến giới trẻ.[21]. Xã hội ngày càng văn minh, kinh tế càng phát triển, sự thụ hưởng vật chất càng nhiều thì đạo đức càng đóng một vai trò quan trọng. Đem đạo vào đời để con người cảm thông, sống từ bi khoan dung và độ lượng với nhau hơn, để không còn ích kỷ, thù hận và chèn ép nhau để tồn tại.
Tóm lại, giáo dục học đường Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ công nghệ tiên tiến đã mang lại những giá trị thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các nhu cầu Phật sự, các vấn nạn của thời đại. Hằng trăm sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp đã du học nhiều nước, tốt nghiệp Thạc sĩ, Phó tiến sĩ và Tiến sĩ của nhiều khoa và chuyên ngành khác nhau; sau đó quay về phục vụ Phật giáo nước nhà trong hiện tại và tương lai.


[1] https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung17.htm

[2] https://loiphatday.org/kinh-phap-cu-15-pham-an-lac

[3] HT. Thích Giác Toàn 2018: Mục tiêu của Giáo Dục Phật Giáo, 2018, https://thuvienhoasen.org/a29375/muc-tieu-cua-giao-duc-phat-giao
 

[4] https://phatgiao.org.vn/nha-khoa-hoc-thien-tai-albert-einstein-nghi-gi-ve-giao-ly-dao-phat-d32630.html

[5] https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha406.htm

[6] HT. Thích Giác Toàn 2018: Mục tiêu của Giáo Dục Phật Giáo, 2018, https://thuvienhoasen.org/a29375/muc-tieu-cua-giao-duc-phat-giao

[7] Thích Nhật Từ 2019: Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển, NXB. Hồng Đức, Trang 340

[8] https://thuvienhoasen.org/a10416/03-ton-gia-phu-lau-na

[9] (Tương Ưng III, 165). (https://thuvienhoasen.org/a5380/dao-duc-phat-giao-va-hanh-phuc-con-nguoi)

[10] https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-ung-ho-hon-300-ti-dong-chong-dich-590855.html

[11] https://loiphatday.org/kinh-phap-cu-15-pham-an-lac/

[12] Thích Huệ Đạo 2019: Giáo dục đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, https://vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=le-ky-niem-35-thanh-lap-hoc-vien-phat-giao-vn-tp-hcm/7-giao-duc-dao-duc-phat-giao-trong-xa-hoi-viet-nam-hien-nay-ncs-dd-thich-hue-dao-944.html

[13] Thích Thiện Hoa 1970: 50 Năm (1920-1970) Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam, Trang 19
 

[14] https://vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=phat-su-online/bao-cao-so-ket-cong-tac-phat-su-6-thang-dau-nam-2019-cua-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-642.html
 

[15] https://www.vbu.edu.vn/gioi-thieu/chuc-nang-muc-dich

[16] https://www.vbu.edu.vn/gioi-thieu/luoc-su

[17] TT. Thích Nhật Từ 2016, Tu học nội trú của Tăng Ni sinh, https://thuvienhoasen.org/a25238/tt-thich-nhat-tu-noi-ve-tu-hoc-noi-tru-cua-tang-ni-sinh

[18] Blackdog Media Ltd.,2021: The complete internet security manual, Page 9
 

[19] H Donna L. Baker2008, How to Do Everything with Google Tools, Search for Scientific and Scholarly Materials, Page 56

[20] Elets DL - Digital Learning India 2018: Digital learning: A journey down the memory lane, Page 8
 

[21] TS.HT. Dương Quang Điện, Phó Tổng thư ký, Chánh văn phòng Trung ương  Giáo hội Phật giáo Việt 
Nam 2019: ý nghĩa của giáo dục phật giáo trong hình thành nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ
 https://vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=le-ky-niem-35-thanh-lap-hoc-vien-phat-giao-vn-tp-hcm/y-nghia-cua-giao-duc-phat-giao-trong-hinh-thanh-nhan-cach-loi-song-cho-the-he-tre-819.html.
Ns Hằng Liên, GV HVPGVN - Tp.HCM

                                                                                                                            

 

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu