Cập nhật lúc 02:35:59 18-12-2019 (GMT+7)

Luôn nghĩ về người khác nhiều hơn là chính mình

Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của nhỏ nhen, nghi kỵ, cay nghiệt, thì hãy nhớ rằng ngoài kia còn có lắm người phải chịu những điều tồi tệ hơn thế nữa. Cho nên, đừng ngước lên để rồi so đo, toan tính, hãy tập nhìn xuống để thấy mình còn may mắn lắm so với bao người trên cõi đời này.

Nữ nhà văn Hellen Keller đã từng nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày”.

Thật vậy, chúng ta hay tủi thân vì nhìn thấy người khác có những thứ mà mình không có, như chị đó có mái tóc đẹp, có đôi giày xinh, nhưng chúng ta đâu biết rằng chung quanh mình còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh. Thế nên, trước khi chúng ta oán trách, ganh tỵ, phiền muộn, chán nản với mình, với cuộc đời này, xin hãy nhìn những mảnh đời xung quanh chúng ta như ca dao Việt Nam thường nói: “Nhìn lên ta chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống ta hơn nhiều người.”

Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những nhỏ nhen, nghi kỵ, cay nghiệt, thối nát, thì hãy nhớ rằng ngoài kia còn có lắm người phải chịu những điều tồi tệ hơn thế nữa. Cho nên, đừng ngước lên để rồi so đo, toan tính, hãy tập nhìn xuống để thấy mình còn may mắn lắm so với bao người trên cõi đời này.

Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những nhỏ nhen, nghi kỵ, cay nghiệt, thối nát, thì hãy nhớ rằng ngoài kia còn có lắm người phải chịu những điều tồi tệ hơn thế nữa. Cho nên, đừng ngước lên để rồi so đo, toan tính, hãy tập nhìn xuống để thấy mình còn may mắn lắm so với bao người trên cõi đời này.

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng vì mái tóc mình không được đẹp như chị A, anh B, hay đôi giày mình mang không vừa ý, thì hãy nghĩ đến những người bị ung thư rụng hết tóc, những người bị cụt chân tay không thể mang giày, đeo nhẫn…

Nếu bạn hỏng xe dọc đường, bạn cảm thấy mệt mỏi, bực bội vì phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra người giúp đỡ, thì hãy nghĩ tới những người liệt cả đôi chân.

Quả thật, so với những bịnh nhân tật nguyền ấy, chúng ta thật vô cùng may mắn và hạnh phúc khi được quyền bước đi bằng chính đôi chân của mình. Bởi đôi chân ấy có thể đưa bạn đến bất kỳ nơi nào bạn muốn. Vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng thân thể mình. Và nếu không

may đôi chân ta phải nặng nề hơn trên con đường thì chớ vội nản lòng, khó chịu bởi ở đâu đó có rất nhiều người đang khát khao được bước đi như mình dù chỉ với một chân….

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng vì mái tóc mình không được đẹp như chị A, anh B, hay đôi giày mình mang không vừa ý, thì hãy nghĩ đến những người bị ung thư rụng hết tóc, những người bị cụt chân tay không thể mang giày, đeo nhẫn…

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng vì mái tóc mình không được đẹp như chị A, anh B, hay đôi giày mình mang không vừa ý, thì hãy nghĩ đến những người bị ung thư rụng hết tóc, những người bị cụt chân tay không thể mang giày, đeo nhẫn…

Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa của kiếp người, thì xin hãy nhìn xung quanh bạn có biết bao người đã không còn cơ hội tiếp tục được trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ như bạn. Cho nên, hãy biết ơn cuộc sống này, vì bạn vẫn còn cơ hội được nhìn thấy ánh dương của ngày mới. Và đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này. Thay vào đó, hãy luôn biết trân trọng từng phút giây khi chúng ta được sinh ra, được thở và tồn tại trong cuộc đời này.

Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những nhỏ nhen, nghi kỵ, cay nghiệt, thối nát, thì hãy nhớ rằng ngoài kia còn có lắm người phải chịu những điều tồi tệ hơn thế nữa. Cho nên, đừng ngước lên để rồi so đo, toan tính, hãy tập nhìn xuống để thấy mình còn may mắn lắm so với bao người trên cõi đời này.

Người con Phật với hạnh nguyện dấn thân vào đời ác trược, không thể vô cảm, dửng dưng trước bao nỗi thống khổ của số đông. Hạnh này khó làm nhưng chỉ cần xuất phát từ tình thương yêu thật sự, một tình thương không toan tính thì dẫu việc khó mấy cũng thành.

Người con Phật với hạnh nguyện dấn thân vào đời ác trược, không thể vô cảm, dửng dưng trước bao nỗi thống khổ của số đông. Hạnh này khó làm nhưng chỉ cần xuất phát từ tình thương yêu thật sự, một tình thương không toan tính thì dẫu việc khó mấy cũng thành.

Quán sát như vậy, chúng ta mới thấy nỗi khổ của mình không là gì cả, để thấy được rằng mình vẫn còn may mắn hơn, hạnh phúc hơn những người khác, để biết cảm thông, thấu hiểu và sẻ chia nỗi đau nỗi khổ với những người quanh ta, để tâm lý hẹp hòi, so đo toan tính không còn hiện hữu nơi mỗi người. Được như vậy, chúng ta mới thật sự sống an lạc dù đời không đẹp như mình nghĩ.

Khi chúng ta nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi và tất nhiên những tâm sân hận, ghen ghét, tật đố cũng theo đó không còn tồn tại. Và như thế, khổ đau trong ta và trong tất cả mọi người sẽ không còn hiện hữu.

“... Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương …”

Khi chúng ta nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi và tất nhiên những tâm sân hận, ghen ghét, tật đố cũng theo đó không còn tồn tại. Và như thế, khổ đau trong ta và trong tất cả mọi người sẽ không còn hiện hữu.

Khi chúng ta nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi và tất nhiên những tâm sân hận, ghen ghét, tật đố cũng theo đó không còn tồn tại. Và như thế, khổ đau trong ta và trong tất cả mọi người sẽ không còn hiện hữu.

Vâng, người con Phật với hạnh nguyện dấn thân vào đời ác trược, không thể vô cảm, dửng dưng trước bao nỗi thống khổ của số đông. Hạnh này khó làm nhưng chỉ cần xuất phát từ tình thương yêu thật sự, một tình thương không toan tính thì dẫu việc khó mấy cũng thành. Bởi khi tâm không còn phân biệt, tình thương ấy nhất định sẽ đong đầy, tròn vẹn. Và khi cho đi tình thương như vậy, việc tu tập và hạnh nguyện của người con Phật mới thật sự viên mãn.


Thích Nữ Giới Hương - Nguồn: Phật Giáo Việt Nam

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu