Cập nhật lúc 01:33:27 26-03-2020 (GMT+7)

Mâm cúng Tết Hàn thực 2020 đầy đủ nhất

Tết Hàn thực (ngày 3/3 Âm lịch) hằng năm là một trong những ngày lễ quan trọng trong tâm thức người Việt. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị đồ cúng là những món ăn với sự chân thành để kính dâng lên ông bà, tổ tiên.

Mâm cúng Tết Hàn thực 2020 bao gồm những gì?

Theo quan niệm của người Việt, Tết Hàn thực nghĩa là Tết ăn đồ lạnh. Trong mâm cúng Tết Hàn thực sẽ bao gồm những món sau: bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau.

Tết Hàn thực (ngày 3/3 Âm lịch) hằng năm là một trong những ngày lễ quan trọng trong tâm thức người Việt. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị đồ cúng là những món ăn với sự chân thành để kính dâng lên ông bà, tổ tiên.

Tết Hàn thực (ngày 3/3 Âm lịch) hằng năm là một trong những ngày lễ quan trọng trong tâm thức người Việt. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị đồ cúng là những món ăn với sự chân thành để kính dâng lên ông bà, tổ tiên.

Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi, bánh chay là đồ cúng đặc trưng cho ngày Tết này.

Gạo nếp sau khi được ngâm nước cho nở bắt đầu đem xay mịn thành bột. Gạo làm bánh trôi nếu kén được nếp cái hoa vàng thì bánh sẽ càng thơm hơn, rồi cứ chín phần nếp thì cho một phần tẻ hoặc non hai phần tẻ.

Bột nếp được nhào nặn vừa đủ độ với nước rồi mới bắt đầu được sử dụng làm nguyên liệu chính để tạo ra những viên bánh trôi trắng ngần.

Trong viên bánh trôi không thể thiếu nhân là viên đường hoặc viên mật được cắt thành hình vuông. Người xưa cho rằng, đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát.

Trong viên bánh trôi không thể thiếu nhân là viên đường hoặc viên mật được cắt thành hình vuông.

Trong viên bánh trôi không thể thiếu nhân là viên đường hoặc viên mật được cắt thành hình vuông.

Bánh trôi sau khi được nặn xong sẽ được thả vào nồi nước đang sôi trên bếp. Viên bánh nào chín thì sẽ nổi, còn sống thì sẽ chìm xuống đáy nồi. Dựa trên điều này mà người nấu căn thời gian cho phù hợp, tránh để bánh bị nhão.

Sau khi vớt ra, ngâm ngay bánh vào bát nước sôi để nguội để tránh bị dính và săn ngay viên lại. Cuối cùng bạn rắc thêm mấy hạt vừng rang thơm và thêm dừa trắng.

Bánh chay cũng được làm bằng nguyên liệu bột như bánh trôi nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng.

Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.

Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.

Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.

Mâm ngũ quả

Các gia đình có thể mua một đĩa hoa quả tươi với 5 loại quả khác nhau. Tùy từng mùa, bạn có thể chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như: màu xanh, đỏ, vàng, tím... để đại diện cho ngũ hành dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.

Các gia đình có thể mua một đĩa hoa quả tươi với 5 loại quả khác nhau.

Các gia đình có thể mua một đĩa hoa quả tươi với 5 loại quả khác nhau.

Hương, hoa, trầu cau

Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ. Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này.

Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ.

Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ.

Chén nước sạch

Trong mọi lễ cúng Phật hoặc gia tiên, một chén nước sạch là điều không thể thiếu ở trên bàn thờ.

Nước là biểu hiện cho tâm của gia chủ. Nhìn ly nước để biết: "Tâm của ta có thanh tịnh như nước hay không?". Ly nước sẽ giúp chúng ta soi lương tâm của mình có trong sáng, lương thiện hay không.

Những lưu ý trong mâm cúng Tết Hàn thực

Những năm gần đây, nhiều gia đình đã làm thêm các loại bánh trôi nhiều màu sắc như: xanh, đỏ, vàng, tím… bên cạnh bánh trôi truyền thống màu trắng.

Các màu sắc này được tạo nên trong quá trình ngâm gạo trước khi đem đi xay nhuyễn thành bột. Trong đó, màu xanh là được lấy từ nước cốt lá dứa, màu đỏ từ củ dền, màu cam từ gấc, màu tím từ lá nếp cẩm… Những viên bánh màu sắc này khiến mâm cúng Tết Hàn thực trở nên sinh động, nhiều màu sắc và trông hấp dẫn hơn.

Những năm gần đây, nhiều gia đình đã làm thêm các loại bánh trôi nhiều màu sắc như: xanh, đỏ, vàng, tím… bên cạnh bánh trôi truyền thống màu trắng.

Những năm gần đây, nhiều gia đình đã làm thêm các loại bánh trôi nhiều màu sắc như: xanh, đỏ, vàng, tím… bên cạnh bánh trôi truyền thống màu trắng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa, điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn thực.

Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống.

Ngoài ra, vào ngày lễ này, các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Ở mâm ngũ quả, bạn không cần phải chọn những loại trái cây đắt tiền mà chỉ cần còn tươi mới, không bị dập nát là đủ để thể hiện sự thành kính với tổ tiên.

Minh An - Nguồn: Phật giáo Việt Nam

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu