Cập nhật lúc 02:36:53 19-02-2020 (GMT+7)

Nguồn gốc của thói quen ganh tỵ

Tính vị kỷ là nguồn gốc của lòng ganh ghét. Khi chưa được giác ngộ đạo Phật, hầu như gần hết con người trên thế gian này đều mắc chứng bệnh ganh ghét, đố kỵ ngoại trừ các vị đại Bồ tát.

Thói quen ganh tỵ

Ngay từ khi sinh ra, con người đã sống trong một xã hội có nhiều sự tương tác, kết nối. Sự đa dạng và phức tạp của một môi trường nhiều “cái tôi” này không thể tránh khỏi việc nảy sinh những dấu hiệu tính cách tiêu cực. Một trong số đó là tật ganh ghét, đố kỵ với người khác – những người thành công, hạnh phúc hơn mình.

Ganh tỵ là một trong những tùy phiền não mà con người dễ vướng phải, xuất phát từ sự cố chấp của bản thân, tự so sánh bản thân mình với người khác, thấy không bằng họ mà từ đó sinh ra lòng đố kị, phẫn nộ, oán hận. Bởi bản ngã con người thường luôn chỉ nghĩ đến bản thân, coi thường người đối diện khi họ không bằng mình, và nảy sinh cái tâm đố kỵ khi họ hơn mình. Những ngày tháng sống trên đời, vì thế cứ quanh quẩn trong vòng tròn không lối thoát phủ kín cái Tâm độc, từng ngày hủy hoại những khoảnh khắc lẽ ra là hạnh phúc, là trọn vẹn.

Khi thấy tâm đố kỵ nảy sinh trong lòng, hãy nhìn vào trong gương, hẳn ta sẽ thấy ta giống một con ác quỷ xấu xí, hãy tập trung suy ngẫm, tu tập và thay đổi, ta sẽ vượt qua được sân hận, thoát được cái tâm đố kỵ, tâm hồn thanh thản hơn, an lạc hơn.

Khi thấy tâm đố kỵ nảy sinh trong lòng, hãy nhìn vào trong gương, hẳn ta sẽ thấy ta giống một con ác quỷ xấu xí, hãy tập trung suy ngẫm, tu tập và thay đổi, ta sẽ vượt qua được sân hận, thoát được cái tâm đố kỵ, tâm hồn thanh thản hơn, an lạc hơn.

Theo Đức Phật, nảy sinh Tâm này trong lòng không những làm khổ mình, mà còn là nguồn cơn thúc đẩy con người hãm hại người khác để thỏa mãn lòng hư vinh, gây ra tổn thương cho đồng loại, là một trong những căn nguyên đưa xã hội đến vực thẳm của sự hủy diệt.

Tính vị kỷ là nguồn gốc của lòng ganh ghét. Khi chưa được giác ngộ đạo Phật, hầu như gần hết con người trên thế gian này đều mắc chứng bệnh ganh ghét, đố kỵ ngoại trừ các vị đại Bồ tát.

Hạt giống vị kỷ khi tích hợp trong mảnh vườn tham lam, hiển nhiên sẽ cho thu hoạch những trái đắng. Con người mỗi ngày hít thở không khí ô nhiễm của khu vườn mang tên ganh ghét, ăn vào những mầm mống tiêu cực mang tên đố kỵ, cái Tâm từ đó biến chuyển, chất chứa những mảng màu tăm tối, từng ngày hủy diệt những hạt giống tươi sáng, tích cực.

Khi gặp một người hơn mình trên nhiều phương diện như sắc đẹp, tiền tài, hạnh phúc hay cả năng lực, như một lẽ hiển nhiên hạt giống gạnh ty trỗi dậy. Điều này biểu hiện qua nhiều cấp độ, thấp nhất là khẩu nghiệp, nói điều sai quấy, đặt chuyện về người khác. Nặng hơn nữa là biến thành oán khí, sân hận, dẫn đến những hành động gây tổn hại tới người khác, đánh mất chính mình.

Chúng ta cũng nên kiên nhẫn, tha thứ với những người có cái tâm ganh tỵ, đố kỵ.

Chúng ta cũng nên kiên nhẫn, tha thứ với những người có cái tâm ganh tỵ, đố kỵ.

Dẹp bỏ sự ganh tỵ để thực sự hạnh phúc

Cần phải nhấn mạnh rằng, ganh tỵ là vấn đề cá nhân của mỗi người. Do đó, “người tháo chuông” không ai khác chính là “người buộc chuông”. Trong trường hợp này, chỉ có bạn mới giúp được bạn, mới khiến bản thân hạnh phúc hơn, an yên hơn, thanh tịnh hơn và thấy đời đẹp hơn.

Phật dạy: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ. Người có tâm ganh ghét, tật đố kỵ sẽ khổ sở dai dẳng trong lòng”.

Vượt qua lòng ganh tỵ

Ganh tỵ cũng là cách nhanh nhất phá hoại bồ đề tâm, những thiện nghiệp công đức đã gây dựng đều bị mất, trong khi đó tâm tình lúc nào cũng bồn chồn, không thoải mái, không yên ổn, nguy hại tới sức khỏe.

Ở góc độ sinh học, ganh tỵ khiến tư tưởng bất ổn, mệt mỏi, thần kinh luôn căng thẳng, bồn chồn, dẫn đến việc tâm trí không thoải mái, điều này cực kì nguy hiểm với những người mắc bệnh liên quan đến tim mạch, khi có thể dẫn đến tai biến. Ở góc độ khác, ganh tỵ khiến tâm hồn nảy sinh những sân hận, trong lòng nuôi dưỡng những u ẩn, oán hận. Nguy hiểm hơn nữa, những oán hận này khi được thời gian tác động, dẫn đến tâm niệm thù hận, những dự định ác hiểm, nhằm hủy diệt đối thủ.

Theo Đức Phật, nảy sinh Tâm này trong lòng không những làm khổ mình, mà còn là nguồn cơn thúc đẩy con người hãm hại người khác để thỏa mãn lòng hư vinh, gây ra tổn thương cho đồng loại, là một trong những căn nguyên đưa xã hội đến vực thẳm của sự hủy diệt.

Theo Đức Phật, nảy sinh Tâm này trong lòng không những làm khổ mình, mà còn là nguồn cơn thúc đẩy con người hãm hại người khác để thỏa mãn lòng hư vinh, gây ra tổn thương cho đồng loại, là một trong những căn nguyên đưa xã hội đến vực thẳm của sự hủy diệt.

Tâm luôn bình yên, thanh tịnh, hãy một lòng hướng Phật, vượt qua mọi ganh tỵ, đố kỵ, quý trọng bản thân mình, khai thác sức mạnh, tiềm năng của chính mình. Bởi Phật đã dạy, mỗi người ai cũng có sẵn trong lòng những hạt giống sức mạnh, năng lực, theo thời gian rèn giũa, nỗ lực ắt hẳn sẽ thành công. Hơn hết, là hãy tin vào luật nhân – quả trong đời. Đừng đánh mất chính bản thân bởi những sân hận thông thường, phải biết vượt qua những thói xấu thường tình, một lòng hướng đến Phật, nuôi dưỡng những hạt giống tích cực, một cái Tâm trong sáng, công đức từ bi hỷ xả. 

Đồng thời, chúng ta cũng nên kiên nhẫn, tha thứ với những người có cái tâm ganh tỵ, đố kỵ. Tha thứ và giúp họ hướng thiện, sẽ giúp bạn tích thêm công đức, chuỗi ngày sống giữa đời trở nên ý nghĩa, và thanh tịnh hơn, tiến dần đến thế giới của niết bàn, chứa chan an yên.

Khi thấy tâm đố kỵ nảy sinh trong lòng, hãy nhìn vào trong gương, hẳn ta sẽ thấy ta giống một con ác quỷ xấu xí, hãy tập trung suy ngẫm, tu tập và thay đổi, ta sẽ vượt qua được sân hận, thoát được cái tâm đố kỵ, tâm hồn thanh thản hơn, an lạc hơn. Cuộc sống ở cõi giả tạm này vì thế mà sẽ trở nên ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.

Tiểu Phương - Nguồn: Phật giáo Việt Nam

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu