
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG BẠCH
Về việc Hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565
Kính gửi: Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố
Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.
Đặc biệt, năm 2021 kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật sẽ diễn ra trong không khí hoan hỷ chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước và của Giáo hội, đó là ngày hội toàn dân bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN (1981 – 2021); Đại hội Đại biểu GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Trong bối cảnh toàn xã hội luôn luôn phải đề cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, Tăng Ni, và đồng bào Phật tử trong công tác tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh lần thứ 2645 năm – Phật lịch 2565 như sau:
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC
(1). Quý Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố thành lập Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản do Trưởng ban Ban Trị sự làm Trưởng ban Tổ chức.
(2). Lập kế hoạch tổ chức Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2565 và Tuần lễ Phật đản của địa phương thông báo kế hoạch tổ chức với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để được hỗ trợ trong công tác tổ chức.
Lễ đài tập trung được tổ chức tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố và Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc các địa điểm thích hợp cho phép.
– Tuần lễ Phật đản: Từ ngày mùng 08/4 – 15/4/Tân Sửu (19/5 – 26/5/2021);
– Chính lễ ngày 15 tháng 4 năm Tân Sửu (26/5/2021).
II. NỘI DUNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
– Kính mừng Đại lễ Phật đản – PL. 2565
– Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.
– Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường Chư Phật.
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
Để việc treo cờ được trang nghiêm, cờ Tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái (từ mặt chính diện trụ sở nhìn ra).
Trường hợp treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi cơ sở thờ tự cần báo trình với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc với Phòng Văn hóa Thể thao địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL. 2565
– Đúng 04 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 03 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.
– Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, Kinh Chuyển Pháp luân, và các Kinh cầu an…
(1). Đúng 04 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 03 hồi chuông trống Bát nhã rước Đức Phật Đản sinh.
(2). Cử hành Đại lễ Phật đản:
– Niệm Phật cầu gia bị
– Cử Quốc ca, Đạo ca
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, chương trình đại lễ
– Dâng hoa kính mừng Phật đản
– Tuyên đọc Thông điệp Phật đản PL. 2565 của Đức Pháp chủ GHPGVN
– Diễn văn Đại lễ Phật đản PL. 2565 của Hòa Thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
– Phát biểu của đại diện Chính quyền
– Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật đản
– Nghi thức Tắm Phật
– Hồi hướng
– Thả chim Bồ câu và bóng bay hòa bình
– Cảm tạ của Ban tổ chức.
V. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
Kính chúc Quý Ban vô lượng an lạc, Phật sự viên thành./.
Nơi nhận : – Như trên; – Ban Thường trực HĐTS; – UBTW MTTQVN; – Ban Dân vận TW; – Ban Tôn giáo Chính phủ, Vụ PG; – A02 BCA; – UBND, UBMTTQ, SNV/BTG các tỉnh, thành phố; – Lưu: VP1, VP2 |
TM. BAN THƯỜNG TRỰC (Đã ký, đóng dấu)
Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn |
|
|