Cập nhật lúc 08:58:50 31-08-2021 (GMT+7)

Tiểu Sử - cố HT. Thích Phước Minh

Sa môn Trưởng lão Thích Phước Minh sanh ngày 13.05.Bính Tý (1936), tại làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cư sĩ Phạm Văn Siêu, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Thống, gia đình đều là tín đồ thuần thành thâm tín Tam Bảo.

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ


"Sa Môn Trưởng Lão Thích Phước Minh
                     Khai Sơn Chùa Già Lam Thiện Sanh”
 

Sa môn Trưởng lão Thích Phước Minh sanh ngày 13.05.Bính Tý (1936), tại làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thân phụ là cư sĩ Phạm Văn Siêu, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Thống, gia đình đều là tín đồ thuần thành thâm tín Tam Bảo.

Năm 1945, trên đường tỵ nạn chiến tranh mẹ và 3 đứa em của Thầy bị phi cơ Pháp ném bom thiệt mạng tại An Lão, Bình Định.

Vâng lời di huấn của mẫu thân, lúc nhỏ Thầy đã tham gia sinh hoạt Phật sự tại chùa Từ Đàm – Huế.

Thầy được HT.Thích Trí Quang thu nhận làm đệ tử với pháp danh Lệ Đức, thuộc Đạo Mân Thiền phái.

Mặc dù đã xuất gia nhưng Thầy rất coi trọng chữ hiếu đối với gia đình, Tổ tiên Cha Me, nên rất quan tâm sinh hoạt của gia đình.

Năm 1959, Thầy tu học tại Phật học viện Nha Trang, thọ giới Sadi năm 1960 – nhưng do pháp nạn 1963, Phật giáo bị chính quyền Sài Gòn đàn áp. Mà đinh điểm là những năm 1963. Thầy rời Nha Trang vào Sài Gòn cùng chư vị Tôn túc và huynh đệ cùng dân chúng Phật từ Sài Gòn đấu tranh phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.

Sau pháp nạn năm 1963, Thầy tiếp tục tu học tại chùa Ấn Quang Sài Gòn, thọ giới Tỳ kheo năm 1966, đồng thời được cắt cử đảm trách Phó Giám đốc cô nhi viện Quách Thị Trang. Trong thời gian này Thầy quyết tâm học tập cả hai chương trình nội điển Phật học và ngoại điển, và kết quả Thầy nhận được hai bằng đại học là Đại học Phật giáo và Đại học Bách khoa Phú Thọ.

Bản tánh của Thầy thích nghi với hoàn cảnh hòa đồng mọi Tôn giáo nên Thầy về Biên Hòa làm công tác Phật sự.

Năm 1967, Thầy thành lập ngôi Già Lam Thiện Sanh - phường Tân Tiến, dù nhỏ và chật hẹp nhưng cũng vừa đủ để Thầy làm điểm tựa hoằng pháp độ sanh, giúp đỡ các GĐPT trong thành phố Biên Hòa.

Với bản tánh ôn hòa, không những Thầy quy kính tất cả vị sư trưởng và Phật tử, Thầy còn giao lưu kết nối với các vị Linh mục, Cha sứ, các vị Sơ, các giáo dân Thiên chúa bình đẳng hành “hạnh từ thiện” thông qua đó tạo dựng niềm tin đoàn kết Tôn giáo.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất nhưng di chứng chiến tranh để lại quả nặng nề, cộng thêm thiên tai lũ lụt khắp miền Trung và miền Tây, Thầy thực hiện “hạnh bố thí” đi khắp nơi cứu trợ.

Bằng sức lao động của mình, Thầy tích góp tịnh tài, tịnh vật phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và Hội chữ Thập đỏ các Tỉnh, cùng các vị từ tâm phát động phong trào cứu trợ, nạn nhân chất độc da cam, người đui mù, câm điết dị tật, cấp xe lăn cho người tàn tật, cấp xe đạp cho các học sinh nghèo, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên khó khăn trên mọi nẻo đất nước, lập quán cơm xã hội từ thiện,...

Đặt biệt Thầy mỡ lớp dạy nghề mà trọng tâm là nghề may tại chùa để giúp cho người nghèo theo học miễn phí. Đồng thời Thầy kết nối với các công ty xí nghiệp giới thiệu các học viên tốt nghiệp vào làm công nhân ổn định cuộc sống. Không những Thầy quan tâm đến sinh hoạt của người sống mà Thầy còn xót thương những người quá cố:

• Do giải tỏa mà mồ mã phải bị di dời.

- Mà người thân không đủ điều kiện giúp các hương linh có nơi an nghỉ.

Năm 2000, bằng sức nỗ lực của tự thân Thầy đã trùng tu lại ngôi Già Lam Thiện Sanh trang nghiêm như hiện nay. Trong đó đặt biệt xây 1 ngôi nhà “cốt” khang trang để các gia đình có nhu cầu gởi “hủ cốt” hoàn toàn miễn phí.

Ngày nay, sau gần 1 tháng phát bệnh Thầy được con cháu trong dòng tộc và các đệ tử chăm sóc rất chu đáo nhưng không qua khỏi bệnh duyên. Thầy từ bỏ thân tứ đại “cao đăng đăng Phật quốc”, lúc: 16 giờ 00, ngày 28.08.2021 (nhằm ngày 21.7. Tân Sửu)

Thầy mất, một thiệt thòi cho 1 số đồng bào nghèo và Phật giáo mất đi 1 thạch trụ rất có tâm, có tầm lo Phật sự. Một mất mác lớn lao cho PGVN.

Những lời ghi trên đây không tải hết được những công tác Phật sự của Thầy, không diễn tả được nỗi niềm “xót thương” Thầy đối với chúng nhân.

Chúng con xin phép Thầy được ghi lại một bài nguyện của Thầy để kết luận:

“Xin cho kẻ mù được sáng

Kẻ điếc được nghe

Kẻ nghèo được ấm no

Kẻ ốm đau được bình phục

Xin cho nội địa ngục

Chúng sanh đang đọa đày

Khởi được tâm từ bi

Để xa lìa cảnh khổ”

Nam mô Đạo Mân Thiền phái Đệ thập nhị Thế hệ thượng Lệ hạ Đức tự Phước Minh trưởng lão Sa môn tân viên tịch giác linh.

Môn đồ đệ tử chùa Già Lam Thiện Sinh kính ghi.

Ban TTTT PG tỉnh Đồng Nai

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu