Đến tham dự hội nghị còn có sự hiện diện của: TT. Thích Minh Nghĩa – Phó ban Trị sự (BTS), Trưởng ban Pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bình Dương; TT. Thích Chơn Phát – Ủy viên Hội đồng Trị sự (HĐTS), Phó BTS kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN tỉnh, Hiệu trưởng trường TCPH Bình Dương; TT. Thích Minh Lực – Phó BTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh; Ni trưởng Thích nữ Pháp Như – Phó BTS kiêm Trưởng Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh; Ni sư TN. Từ Thảo – Ủy viên HĐTS, Phó BTS, Trưởng ban Tài chánh GHPGVN tỉnh; cùng hơn 300 Tăng Ni là thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Ban Trị sự 9 huyện, thị thành phố, trụ trì (quản tự) 201 cơ sở tự, viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương và gần 90 Tăng Ni sinh Trường Trung cấp Phật học (TCPH) tỉnh.
Về chia sẻ và phổ biến tại hội nghị có: Ông Trần Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương; bà Lê Minh Lý – Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh; bà Lê Thị Kim Phường – Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh đồng tham dự.
Tại hội nghị, chư Tôn đức Tăng Ni đã được nghe lãnh đạo Ban Tôn giáo tỉnh do ông Trần Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương giới thiệu về quy định và hướng dẫn thực hiện một số điều, khoản còn chưa được nhận thức rõ trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định, chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, lãnh đạo Ban Tôn giáo tỉnh cũng phổ biến mục đích, yêu cầu và nội dung của đợt khảo sát các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh (sẽ được tiến hành trong quý IV/2019). Trong đó, tập trung rà soát, thống kê số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ và nắm tình hình hoạt động của các cơ sở Phật giáo; về sinh hoạt của các đạo tràng, gia đình Phật tử; khảo sát các cơ sở tu tại gia… Qua đợt khảo sát đó, Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương sẽ đề xuất được những giải pháp khắc phục, những hạn chế, bất cập, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Ông Trần Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương giới thiệu về quy định và hướng dẫn thực hiện một số điều, khoản trong Luật tín ngưỡng, tôn giáoTiếp đến, Hội nghị được nghe lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội tỉnh phổ biến về chính sách Bảo hiểm Xã hội tự nguyện, một loại hình bảo hiểm mang tính ưu việt dành cho những người không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc do bà Lê Minh Lý – Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh chia sẻ.
Bà Lê Minh Lý – Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh chia sẻ về chính sách Bảo hiểm Xã hội tự nguyệnCũng tại hội nghị, lãnh đạo Ban Tôn giáo và Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã dành thời gian để trao đổi thỏa đáng các ý kiến do chư Tôn đức Tăng Ni đặt ra trong thực tiễn hoạt động tôn giáo, một số vướng mắc về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và những quan tâm về chính sách Bảo hiểm Xã hội tự nguyện.
Thay mặt Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, TT. Thích Minh Lực – Phó BTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh đã quán triệt, yêu cầu tất cả chư Tôn đức Tăng Ni trong tỉnh, nhất là trụ trì các cơ sở tự, viện chấp hành tốt các quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP trong mọi hoạt động Phật sự, đồng thời hỗ trợ tuyên truyền cho quý Phật tử về chính sách Bảo hiểm Xã hội tự nguyện.
TT. Thích Minh Lực – Phó BTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh phát biểuQua hội nghị đã giúp Tăng Ni thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và các huyện, thị, thành phố cũng như trụ trì (quản tự) các cơ sở tự, viện trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ hơn những quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là về các thủ tục hành chính để hoạt động Phật sự tốt hơn và hướng dẫn cho tín đồ Phật tử sinh hoạt, tu tập đúng theo quy định của Nhà nước và Giáo hội. Ngoài ra, hội nghị cũng góp phần tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chính chính sách Bảo hiểm Xã hội tự nguyện ưu việt của Nhà nước.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được:
Bà Nguyễn Thị Nghĩa Hương – Trưởng phòng Tôn giáo tỉnh Bình Dương điều phối chương trình hội nghị Quang cảnh hội nghịTin và ảnh: Lâm Sang, Hương Đạo
Nguồn: Phật Sự Online
|
|