Cập nhật lúc 02:54:31 30-08-2019 (GMT+7)

Địa Tạng Phi Lai Tự - Cổ tự ngàn năm nổi tiếng với nét đẹp yên bình

Chùa Địa Tạng Phi Lai cách Hà Nội khoảng 70 km, tựa lưng vào núi, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử.


Chùa Địa Tạng nằm trọn trong lòng dãy núi Phi Lai (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam).

Chùa Địa Tạng nằm trọn trong lòng dãy núi Phi Lai (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam).

Chùa Địa Tạng Phi Lai (tên Nôm còn gọi chùa Đùng) tọa lạc ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm đang dần trở thành điểm nhấn về du lịch tâm linh ở Hà Nam.

Thôn Ninh Trung xưa có tên gọi là Thôn Đùng – lấy theo tên gọi của chùa Đùng - ngôi chùa to và rộng tới 120 gian. Tuy nhiên, theo thời gian, kiến trúc cảnh quan bị bào mòn, không được tu tạo, cây cối mọc hoang vây kín nên chùa Đùng dường như bị bỏ quên, xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai.

chua dia tang phi lai 2

Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông. Trên đỉnh Phi Lai có tháp Phổ Đồng, là nơi yên nghỉ của hơn 40 đời tổ sư, được xây dựng vào thời Lý – Trần. Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận.

Sau chiến thắng quân Chiêm Thành, các tù binh được đưa về chùa Đùng xây dựng tháp nên gạch ngói nơi này mang kiến trúc Chăm-pa rõ rệt. Nhiều mẫu gạch cổ sau mưa gió phát lộ, thi thoảng vẫn được sư thầy và các chú tiểu ở chùa tìm thấy và lưu giữ cẩn thận.

Những cổ vật và linh vật phát lộ tự nhiên và tìm thấy trong quá trình xây dựng chùa: Tượng hình chim Garuda, Ngói mũi hài, chân tảng hoa sen,gạch hình rồng.

Những cổ vật và linh vật phát lộ tự nhiên và tìm thấy trong quá trình xây dựng chùa: Tượng hình chim Garuda, Ngói mũi hài, chân tảng hoa sen,gạch hình rồng.

Đến nay, số lượng cổ vật phát lộ và tìm thấy trong quá trình xây dựng chùa tương đối nhiều. Cảm được ý các bậc tiền nhân đi trước muốn nói với các thế hệ hậu sinh về lịch sử ngôi chùa, lịch sử mảnh đất Thanh Liêm để không bị mai một, sư thầy trụ trì trưng bày những cổ vật này trong gian trà thất nhỏ ở chùa, cho ai có duyên về chùa thưởng trà cùng chiêm ngưỡng.

Nhiều đồ gốm, sứ trong đời sống sinh hoạt hé lộ niên đại từ thời Lý – Trần.

Nhiều đồ gốm, sứ trong đời sống sinh hoạt hé lộ niên đại từ thời Lý – Trần.


Cận cảnh cổ vật hình chim Garuda.

Cận cảnh cổ vật hình chim Garuda.

Hiện nay, chùa thường xuyên thu hút đông đảo du khách tìm đến để chiêm ngưỡng những cổ vật quý, thưởng ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng.

Chùa nằm giữa rừng thông xanh yên bình.

Chùa nằm giữa rừng thông xanh yên bình.


Lối vào chùa Địa Tạng với phiến đá lớn đề tên chùa.

Lối vào chùa Địa Tạng với phiến đá lớn đề tên chùa.


Một góc nhìn khác của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.

Một góc nhìn khác của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.


Sự yên bình, thanh tịnh tại Địa Tạng Phi Lai Tự.

Sự yên bình, thanh tịnh tại Địa Tạng Phi Lai Tự.



Vẻ đẹp dung dị với nền cát trắng ở sân chùa.

Vẻ đẹp dung dị với nền cát trắng ở sân chùa.



Sân chùa trải đá trắng là nơi thu hút nhiều khách ghé thăm.

Sân chùa trải đá trắng là nơi thu hút nhiều khách ghé thăm.


Một ang luôn đầy nước quanh năm với nước nguồn từ mạnh núi chảy ra cạnh nhà chùa.

Một ang luôn đầy nước quanh năm với nước nguồn từ mạnh núi chảy ra cạnh nhà chùa.

Minh Chính - Nguồn: Phật giáo Việt Nam

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu