Cập nhật lúc 01:29:56 11-03-2020 (GMT+7)

Đối diện với niềm đau trong ta

Phương pháp thực tập là trở về với giây phút hiện tại cho dù giây phút đó không được dễ chịu, lúc đó có thể hiểu được khổ đau, thực tập để chuyển hóa khổ đau.

(Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời câu hỏi của các đọc giả trên Facebook Thích Nhất Hạnh - tháng 6/2014)

Câu hỏi: Làm thế nào để có thể an trú được trong giây phút hiện tại khi ta không thể chịu đựng nổi giây phút đó?

Thiền sư trả lời:

Tại Làng Mai chúng ta thường nói: Đừng để cho quá khứ hay tương lai kéo ta đi, ta phải trở về với giây phút hiện tại. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để có thể an trú trong giây phút hiện tại khi ta không thể chịu đựng nổi giây phút đó? Đây là một câu hỏi rất hay!

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Người thực tập chánh niệm biết rằng mình luôn phải trở về với giây phút hiện tại. Khi trở về với giây phút hiện tại, chúng ta có thể đối diện với hai loại tình huống:

– Tình huống thứ nhất là ta thấy có rất nhiều điều kiện hạnh phúc đang có mặt cho ta ngay bây giờ và ở đây. Khi thở vào và đem tâm trở về với thân, ta an trú trong giây phút hiện tại. Ta nhận ra được rất nhiều yếu tố tươi mát có tính cách nuôi dưỡng và trị liệu, rất nhiều điều kiện hạnh phúc đang có mặt trong giây phút hiện tại. Ý thức được điều đó thì niềm vui và hạnh phúc sẽ được chế tác một cách dễ dàng. Ta nuôi dưỡng mình bằng niềm vui và hạnh phúc. Đó là tình huống thứ nhất mà ta gặp phải khi trở về với giây phút hiện tại.

Khi thở vào và đem tâm trở về với thân, ta an trú trong giây phút hiện tại.

Khi thở vào và đem tâm trở về với thân, ta an trú trong giây phút hiện tại.

– Tình huống thứ hai là khi trở về với giây phút hiện tại, ta có thể đối diện với những cảm xúc đau buồn trong ta. Sự thật là thỉnh thoảng có những cảm thọ hay những cảm xúc đau buồn đi lên trong ta. Nhưng khi chúng bắt đầu phát khởi thì ta thường tìm cách trốn chạy, giả vờ như là chúng không hề tồn tại. Ta không có mặt để chăm sóc những cảm thọ và những cảm xúc đau buồn trong ta. Trong trường hợp này, ta trở về với giây phút hiện tại để có cơ hội chăm sóc và chuyển hóa niềm đau nỗi khổ trong ta.

Vì vậy cho dù giây phút hiện tại có khó chịu thế nào đi nữa thì ta cũng phải trở về, vì đó là cơ hội duy nhất của ta, cơ hội để làm lắng dịu và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau trong ta. Nhưng phần đông trong chúng ta không làm như vậy, bởi vì chúng ta sợ bị tràn ngập bởi khổ đau khi trở về đối diện với chính mình. Ta chạy trốn khổ đau bằng cách tưởng tượng ra một cái gì trong tương lai hay trở về quá khứ để tìm sự quên lãng. Nhưng quá khứ và tương lai chỉ là những hình ảnh mà không phải là thực tại, chỉ giây phút hiện tại là có thật mà thôi. Nhiều người trong chúng ta tìm cách khỏa lấp khổ đau bằng cách tiêu thụ. Ta đọc sách báo, xem truyền hình, nghe nhạc, tìm cái gì để ăn, nói chuyện điện thoại, v.v… Ta hy vọng rằng làm như vậy thì ta khỏi phải đối diện với khổ đau trong mình. Nhưng kỳ thực, khi làm như vậy, ta đang cho phép khổ đau tiếp tục lớn lên trong ta.

Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau 

Vì vậy cho dù giây phút hiện tại có khó chịu thế nào đi nữa thì ta cũng phải trở về, vì đó là cơ hội duy nhất của ta, cơ hội để làm lắng dịu và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau trong ta.

Vì vậy cho dù giây phút hiện tại có khó chịu thế nào đi nữa thì ta cũng phải trở về, vì đó là cơ hội duy nhất của ta, cơ hội để làm lắng dịu và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau trong ta.

Phương pháp thực tập của chúng ta là trở về với giây phút hiện tại cho dù giây phút đó không được dễ chịu, tại vì chính nhờ giây phút đó mà ta có thể hiểu được khổ đau và thực tập để chuyển hóa khổ đau. Vì vậy, lần sau khi phải đối diện với giây phút không được dễ chịu thì ta đừng nghĩ rằng chạy trốn là phương pháp hay nhất. Giây phút không dễ chịu đó có thể là một cơ hội để ta nhìn sâu vào bản chất của khổ đau. Ta phải có mặt trong giây phút đó và nhìn sâu vào khổ đau của chính mình. Nếu biết cách trở về với hơi thở và bước chân chánh niệm thì năng lượng chánh niệm mà ta chế tác được sẽ giúp cho ta trở nên vững mạnh để có thể đối diện và ôm ấp niềm đau nỗi khổ trong mình. Ôm ấp niềm đau nỗi khổ một cách nhẹ nhàng trong một vài phút thì ta có thể làm cho nó lắng dịu lại. Và nếu có những người khác cùng thực tập chung thì ta có thể thừa hưởng được năng lượng chánh niệm và từ bi tập thể. Ta có thể tiếp xúc với khổ đau và hiểu được nguồn gốc của khổ đau. Năng lượng của hiểu biết và từ bi có công năng trị liệu cho ta và cho những người chung quanh ta. Nếu có một nhóm người cùng tu tập với nhau, ôm ấp khổ đau một cách nhẹ nhàng thì năng lượng tập thể của chánh niệm và từ bi sẽ trị liệu cho ta. Và khi ta bớt khổ thì ta sẽ giúp cho những người khác cũng làm được như vậy.

Có một vị Bồ tát tên là Ksitigarbha – Bồ tát Địa Tạng. Bồ tát Địa Tạng có lời nguyện rằng Ngài sẽ tìm đến những nơi có thật nhiều đau khổ để giúp người, độ đời. Nhiều vị bác sĩ, ý tá và tác viên xã hội cũng đang làm như vậy. Họ tình nguyện đi đến những nơi có nhiều khổ đau trên trái đất để giúp người. Bồ tát Địa Tạng đang có mặt trong cuộc đời này, chứ không phải là một sự tưởng tượng. Rất nhiều người trẻ đang phụng sự như những Bồ tát Địa Tạng. Họ không sợ khổ đau vì họ biết là mình có thể giúp làm vơi bớt khổ đau. Những Bồ tát Địa Tạng này có một nguồn năng lượng mạnh mẽ và hùng hậu, đó là chí nguyện, một loại tư niệm thực.

Ý thức là mình đang còn sống và mình muốn làm một cái gì đó với cuộc đời của mình, mình muốn có một đời sống hữu ích và có ý nghĩa, cho nên họ phát khởi tâm nguyện đi vào cuộc đời để giúp cho mọi người bớt khổ. Họ không sợ hãi và trốn tránh khổ đau. Những vị Bồ tát đó cần sự yểm trợ của chúng ta. Chúng ta phải yểm trợ cho họ để họ không đánh mất đi chí nguyện của mình sau vài năm phụng sự. Chúng ta phải gửi năng lượng và sự khích lệ đến với họ, tại vì họ cũng cần được nuôi dưỡng và trị liệu. Sau 6 tháng hay một năm làm việc trong những điều kiện khó khăn, họ trở về nhà để được chăm sóc và trị liệu. Chúng ta phải cố gắng trị liệu cho họ để họ có thể trở lại tiếp tục công việc phụng sự. Bồ tát Địa Tạng cũng cần sự giúp đỡ. Chúng ta có mặt đây để giúp cho những vị Bồ tát Địa Tạng trẻ đang có mặt khắp nơi trên thế giới có thể tiếp tục công việc của họ.

Ý thức là mình đang còn sống và mình muốn làm một cái gì đó với cuộc đời của mình, mình muốn có một đời sống hữu ích và có ý nghĩa, cho nên họ phát khởi tâm nguyện đi vào cuộc đời để giúp cho mọi người bớt khổ.

Ý thức là mình đang còn sống và mình muốn làm một cái gì đó với cuộc đời của mình, mình muốn có một đời sống hữu ích và có ý nghĩa, cho nên họ phát khởi tâm nguyện đi vào cuộc đời để giúp cho mọi người bớt khổ.

Khi trong ta có từ bi thì ta không ngại những tình huống khó khăn. Nếu có đủ từ bi thì chúng ta sẽ được bảo hộ bởi năng lượng từ bi đó. Ta sẽ không bị tràn ngập bởi năng lượng khổ đau tập thể của những người xung quanh. Bồ tát Địa Tạng ý thức rằng mình cũng cần có một tăng thân để có thể tiếp tục được lâu dài. Chúng ta không nên thực tập một mình mà phải thực tập như một tập thể. Ta hãy cố gắng thuyết phục những người trong gia đình cùng thực tập với ta, mà cách thức hay nhất là mỗi ngày ta trở nên vui vẻ hơn, tươi mát hơn và dễ thương hơn. Như vậy thì những người thân của ta mới có niềm tin vào sự thực tập. Và khi trong gia đình hay trong đoàn thể có sự hòa hợp, sự lành mạnh và tình huynh đệ thì ta có thể thực hiện được chí nguyện của mình một cách dễ dàng hơn. Không có tăng thân, không có một tập thể thì giấc mơ của ta không thể nào trở thành sự thật. Ta có thể thực tập như một cá nhân, nhưng nếu ta thực tập như một tập thể hay như một tăng thân thì sẽ hay hơn rất nhiều.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu


Các tin khác