Quang lâm chứng minh có HT. Thích Huệ Chí – Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai; HT. Thích Hải Thành – Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Vĩnh Cửu; HT. Thích Thiện Hiền – Chùa Đại Phước; HT. Thích Thiện Nhẫn – Chùa Thừa Trung; TT. Thích Huệ Khai - Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Ban Trị sự, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai; TT. Thích Huệ Sanh - Ủy viên HĐTS, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Đồng Nai; Cùng hiện tiền chư Tôn đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN huyện Vĩnh Cửu, chư Tăng Ni trụ trì các Tự viện và môn phong pháp phái đồng về tham dự.
Ngôi chùa Phổ Quang, theo hệ phái Bắc tông thuộc dòng Lâm tế là một trong những ngôi Chùa có chiều dài lịch sử lâu đơi tại vùng đất Phố cổ Biên Hòa Đồng Nai, thời Tộc Việt đi mở cõi, hơn 300 năm trước. Căn cứ theo phả hệ, Tông phông các chùa cổ như: Chùa Long Ẩn (1613), Chùa Bửu Phong (1616), Chùa Long Thiền (1664), Chùa Đại Giác, Chùa Kim Cang (1679)..
Ngôi Cổ tự Phổ Quang sau nhiều lần tu sửa, thơi lời các vị bô lão kỳ cựu trong làng kể lại, vào năm 1657, Tổ Đạo Tấn thượng Trí hạ Kiên, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 36, hợp cùng dân làng chung sức dựng nên, Chùa tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Đất, phía sau lưng là một dãy đồi như bức tường thành che chắn. sau này là sân bay quân sự 935 của Tp. Biên Hòa.
Theo sự truyền tụng của các Bô lão, cũng như sách “Biên Hòa sử lược” của tác giả Lương Văn Lựu viết vào năm 1972 đến 1976 có nhắc tới ngôi Chùa Phổ Quang như một sự liệt kê về những địa danh cổ tích của tỉnh Đồng Nai. Hiện chùa còn lưu giữ 17 long vị của các đời tiền bối Trụ trì thuộc dòng Lâm Tế như:
- Tổ Đạo Tấn, thượng Chí hạ Kiên – đời thứ 36
- Tổ Tiên Hưng, thượng Trí hạ Nghĩa – đời thứ 37
- Tổ Như Nhật, thượng Tịnh hạ Quang – đời thứ 38
- Tổ Như Đạt, thượng Phước hạ Thành – đời thứ 39
- Tổ Thanh Chơn, thượng Huệ hạ Hưng – đời thứ 41
- Tổ Thanh Kính, thượng Huệ hạ Tịnh – đời thứ 41
- Tổ Nhựt Khai, thượng Huệ hạ Chiếu – đời thứ 41
- Tổ Trừng Khánh, thượng Chí hạ Đạo – đời thứ 42
- Tổ Tâm Đăng, thượng Quang hạ Lý – đời thứ 43
- Tổ Tâm Viên, thượng Quang hạ Trí – đời thứ 43
- Tổ Nguyên Khai, thượng Quảng hạ Cư – đời thứ 44
- Tổ Chứng Đạo, thượng Nhựt hạ Đăng – đời thứ 44
- Trưởng lão Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, húy Nhật Thiện, hiệu Pháp Hiển, thượng Thiện hạ Hiện – dòng Lâm Tế, đời thứ 41
Đồng thơi, Chùa con lưu giữ Long vị của các vị Đại sư như:
- Đại sư Chứng Quảng, thượng Thiện hạ Phát
- Đại sư Chứng Khải, thượng Thiện hạ Tánh
- Đại sư Chứng Không, thượng Thiện hạ Từ
- Đại sư Tâm Phước, thượng Thiện hạ Huệ
Bên cạnh đó, còn đậm nét là 5 ngôi bảo tháp được xây dựng mang dấu tích cổ xưa của các vị tổ đời thứ 41, 42, 44 của Thiền phái Lâm Tế Chánh tông và những huyền thoại về Bàn chân tiên, Giếng thiêng được dân làng truyền tụng là nơi U linh Hiển hách.
Năm 1992 TT. Thích Thiện Thuận đã kế nghiệp sứ mệnh Truyền Đăng Tục Diệm, tiếp nhận chức vụ trụ trì, Thượng tọa đã cho khởi công đại trùng tu ngôi Cổ tự trở nên phạm vũ uy nghi. Và đồng thời tổ chức lễ Húy kỵ tổ sư Khai sơn và hiệp kỵ chư tiền bối hữu công vào ngày 07/9/ Âm lịch hằng năm.
Sau lời cung tuyên tiểu sử và lịch sử phát triển của ngôi cổ tự Phổ Quang, Chư tôn đức đã trang nghiêm trước Tổ đường dâng hương tưởng niệm và đảnh lễ công hạnh của Chư vị Tổ sư.
Buổi lễ hoàn mãn, Chư Tăng Ni, Phật tử môn phong đã trang nghiêm cung thỉnh Chư Tôn đức quang lâm trai đường và tác pháp cúng dường trai Tăng.
Một số hình ảnh ghi nhận:
Thích Chơn Thịnh
Ban TTTT PG tỉnh Đồng Nai