Cập nhật lúc 02:29:09 27-09-2017 (GMT+7)

Ăn chay theo Phật giáo Đại thừa?

Tất cả phật tử không nhất thiết phải ăn chay? Các kinh điển Phật giáo không nhất trí lên án việc tiêu thụ thịt? Một số kinh điển Đại thừa Phật giáo, ví dụ bài kinh Lankavatara, trong đó tuyên bố rằng: “Để không trở thành nguồn khủng bố, Bồ tát được thiết lập với lòng nhân từ không nên ăn thức ăn chứa thịt... Thịt là thức ăn cho thú hoang; nó không thích hợp để ăn nó... Người ta giết mổ động vật để kiếm tiền và trao đổi hàng hóa cho thịt. Một người giết chết, một người khác mua cả hai đều có lỗi”.

 

Tương tự như vậy, các kinh điển Đại thừa, đức Phật nói: “Ăn thịt là tiêu diệt lòng bi mẫn lớn lao” và khuyên các Phật giáo đồ của mình không nên ăn thịt” cũng như họ sẽ tránh việc ăn thịt bố mẹ, lục thân quyến thuộc của mình trong quá khứ và tương lai”. Nhiều bậc thầy Tây Tạng cũng lên án việc tiêu thụ thịt của động vật.

 

Nửa thế kỷ sau khi đức Phật nhập diệt, vị minh quân Phật tử Ashoka, người phát tâm truyền bá chính pháp Phật Đà, phát huy tư tưởng Đại thừa Bồ tát đạo, khuyến khích ăn chay, và ban hành một sắc lệnh kêu gọi hãy đối xử tử tế với các loài động vật.

 


Trong suốt thời gian trị vì vương quốc Ấn Độ, Asoka đã trở nên một đại quân vương phật tử, lấy những tinh hoa của Phật giáo và những lời giảng dạy của đức Phật làm thành chính sách trị nước của ông. Mọi nơi, Ngài ra lệnh xây các bia đá "pillars of life" ghi lại giới luật của Phật. Trên các bia này, Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến lòng từ bi và tính cách bất khả xâm phạm của đời sống, cả con người lẫn súc vật. Ngài đã đối xử với tất cả muôn loài chúng sinh bằng lòng từ bi không phân biệt. Ngài cho xây cất không chỉ những bệnh viện để săn sóc cho người đau ốm mà còn xây bệnh viện săn sóc cho thú vật. Trong một bia đá có khắc những hàng chữ sau: "Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ, nếu còn côn trùng trong ấy, cũng không nên đốt".

 

Không những Ngài ăn chay trường mà còn cổ vũ mọi người ăn chay như Ngài. Trong chỉ dụ số một khắc trên đá (tức sắc lệnh bây giờ), Ngài ngăn cấm tất cả mọi hành động giết thú vật để tế lễ thần linh. Một sắc lệnh khác, Ngài ngăn cấm mọi hành động có thể làm đau đớn đến thú vật. Tất cả việc săn bắn trên bộ, trên không và dưới nước bị tuyệt đối ngăn cấm.

 

Phật giáo đồ Trung Quốc và Việt Nam đều ăn chay. Nhiều người Tây Tạng sống vùng cao nguyên, vùng đồng bằng rộng lớn không phù hợp với bất cứ điều gì ngoại trừ chăn nuôi bò sữa, dê hay cừu. Cho đến gần đây, việc từ bỏ ăn thịt trong những điều kiện như vậy, có nghĩa là sống hoàn toàn nhờ bơ, sữa chua (vào mùa hè), và Tsampa, món ăn Tây Tạng truyền thống được làm từ bột lúa mạch nướng. Những điều kiện này đã dẫn các cư dân của những đồng bằng, phần lớn những người du mục, để sống ngoài đàn của họ. Hơn nữa, phần lớn người Tây Tạng rất thích ăn thịt.

Mặc dù vậy, họ nhận thức được khía cạnh phi đạo đức bởi hành vi của mình, và cố gắng bù đắp cho nó bằng cách giết chết chỉ số lượng động vật rất cần thiết cho sự sống của họ. Ở Ấn Độ, Nepal, nhiều tu viện Phật giáo Tây Tạng đã ngừng việc cho phép sử dụng thịt động vật trong bữa ăn được chuẩn bị trong bếp của họ.

 

Đối với Phật giáo nói chung, để ăn chay hay thuần chay (đặc biệt là ở các quốc gia công nghiệp hóa) là một phương tiện để biểu lộ lòng từ bi của mình đối với động vật. Ngược lại với quan điểm của những người ăn chay theo Ấn Độ giáo (Hindu), đối với người phật tử, thịt không phải là tự không tự có. Về nguyên tắc, người phật tử sẽ không thấy gì sai trái khi ăn thịt động vật chết vì nguyên nhân tự nhiên.

 

Không chỉ đơn thuần là ăn chay, nhiều Phật giáo đồ đã thường xuyên theo dõi việc mua bán động vật trong sự giết mổ, và mua chúng để phóng sinh để chúng có nơi trú ẩn an toàn. Ví dụ chúng ta đọc trong cuốn tự truyện của lão Hòa thượng Shabkar Tsogdruk Rangdrol (1781-1851) rằng trong suốt cuộc đời của ông, ông đã cứu mạng sống hàng trăm ngàn con vật. Ở Tây Tạng các con vật được “cứu chuộc” trong thời kỳ này kết thúc những ngày của họ trong hòa bình với phần còn lại của đàn chúng. Thực hành này vẫn còn hiện diện trong số các Phật giáo đồ. Tại Bhutan, nơi mà đạo Phật là Quốc đạo, việc săn bắn và đánh bắt cá đều nghiêm cấm trong cả nước.

 

Trích từ cuốn A Plea for the Animals của Hòa thượng Matthieu Ricard.

Vân Tuyền (Nguồn: Huffington Post)

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu