Cập nhật lúc 01:33:37 21-05-2020 (GMT+7)

Bình Dương: Buổi nói chuyện nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5/1890-19/5/2020), 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 109 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Vào sáng 19/5/2020, tại Văn phòng Ban Trị sự – chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), Tỉnh đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Bình Dương đã đến thăm và lắng nghe HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã có buổi nói chuyện với chủ

Buổi nói chuyện có sự tham dự của: Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn; ông Thái Kiến Thuận – Phó Chủ tịch Hội LHTN tỉnh, Phó ban Phong trào Tỉnh đoàn; cùng các thành viên tháp tùng đoàn.

Phái đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm, nhằm ôn lại công ơn vĩ đại của Người đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trước di ảnh Cụ Nguyễn Sinh Sắc – Người định hình nhân cách, tư tưởng yêu nước cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo đó, HT. Thích Huệ Thông – Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, trụ trì chùa Hội Khánh đã có buổi chia sẻ đến các thành viên trong Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh.

HT. Thích Huệ Thông –– Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, trụ trì chùa Hội Khánh nói chuyện về chủ đề: “Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà khoa bảng vào đầu thế kỷ XX, lúc mà dân tộc Việt Nam đang bị chìm đắm trong ách nô lệ của thực dân Pháp và cũng là lúc nhiều nhà yêu nước trăn trở tìm con đường giải phóng. Cụ đi lên từ tầng lớp nông dân nghèo khổ, đã bền chí phấn đấu khổ học cả nửa đời người quyết vươn tới đỉnh cao của kiến thức. Khi đỗ đạt, cụ không hề quay lưng với lớp người đồng cảnh mà sống hòa mình, hết lòng cưu mang, giúp đỡ họ. Cuộc đời Cụ, cuộc đời của một người giàu lòng thương nước, thương dân, giàu nghị lực, sống thanh bạch, chịu đựng nhiều nỗi đau mất mát, truân chuyên. Nhân cách cao thượng đó của Cụ sống mãi trong tình yêu thương của mọi người.

Cụ Sắc dùng nhiều phương pháp dạy con, trong đó cụ thường lấy những cảnh đẹp, di tích lịch sử, vẻ đẹp của thế sông, thế núi, thế đất, về công lao của tổ tiên đã phải chiến đấu gian khổ chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước để chỉ dạy. Dù còn nhỏ tuổi nhưng những lời chỉ dạy của ông đã tạo nên những ấn tượng khó phai trong tâm hồn con trẻ. Cụ nói với các con: “Học để hiểu đạo lý làm người, thi đỗ cũng không nên làm quan, vì làm quan là áp bức, cướp bóc của dân”.

Do tư chất thông minh hiếu học, lại được cha đặc biệt chăm sóc giáo dục, thường xuyên kề cận bên cha, nên mọi lời nói, hành động hàng ngày của Cụ đều có ấn tượng và tác động sâu sắc đối với Nguyễn Sinh Cung. Chính cách sống và ý chí của cụ Sắc đã hun đúc những tư tưởng yêu nước, thương dân, thể hiện tinh thần vô ngã, vị tha, tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật giáo trong quá trình làm cuộc cách mạng cứu nước, cứu dân và mãi là bài học đầu đời cho cậu bé Nguyễn Sinh Cung.

Cụ Nguyễn Sinh Sắc một nhà sĩ phu yêu nước, một người cha đã định hình cho nhân cách Hồ Chí Minh từ cách sống, cách suy nghĩ và con đường cứu nước từ thuở Hồ Chủ tịch còn thơ. Chính sự định hình này, mà Bác Hồ trở thành một thiên tài của dân tộc, một danh nhân văn hóa của nhân loại. Cụ là người tác động rất sâu sắc để Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Khi nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh không thể bỏ qua nhân cách sống của Cụ, là người thầy giáo vỡ lòng, là người gieo vào tâm hồn và tư tưởng của Hồ Chí Minh nhiều vấn đề rất quan trọng. Đồng thời, Phật giáo Việt Nam đã hòa quyện vào linh hồn của dân tộc như nước với sữa. Tình cảm cha con giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Ái Quốc còn là tình cảm của người cùng lý tưởng và chí hướng hiếm có trong cuộc đời. Những lời dạy bảo đầy yêu thương mà kiên định lập trường “vì nước quên thân” của cụ đã tiếp thêm sức mạnh cho người con trai trên con đường cứu dân, cứu nước.

Đại diện Tỉnh đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Bình Dương tặng quà đến HT. Thích Huệ Thông
HT. Thích Huệ Thông tặng sách đến Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn

Chiều cùng ngày, đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Bình Dương, với sự dẫn đoàn của Thượng tá Hồ Thị Thanh Thu – Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy, Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an tỉnh Bình Dương; Đại tá Trần Hữu An – Phó Bí thư Thường trực, Đoàn Công an tỉnh. Và đoàn Thanh niên phường Phú Cường do ông Nguyễn Khánh Linh – Bí thư Đoàn phường; bà Nguyễn Thị Dung – Phó Bí thư Chi bộ, Hiệu phó trường THCS Phú Cường, cùng các đoàn viên cùng tháp tùng.

Tại đây, các thành viên của các đoàn đã lắng nghe những chia sẻ của HT. Thích Huệ Thông xoay quanh nội dung thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như thế, cả cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh là di sản quý báu của dân tộc, nhân dân và non sông đất nước – một di sản đặc biệt mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân học tập và làm theo để bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị trường tồn di sản quý báu ấy.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Đại đức Thích Thiện Hưng – Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương chia sẻ về di tích lịch sử của chùa Hội Khánh

Chụp ảnh lưu niệm

 

An Nhiên – Nguồn: Ban TTTT PG tỉnh Bình Dương

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu