Phutthawat (tiếng Thái: เขตพุทธาวาส) là khu thờ Phật, thường bao gồm 7 khối kiến trúc:
- Chedi (tiếng Thái: พระเจดีย์) – là xá lợi tháp, thường có dạng hình chuông, có cổng ra vào và thường được dát vàng, bao gồm phòng đựng di hài các sư hoặc xá lợi.
- Prang (tiếng Thái: พระปรางค์) – phiên bản Thái Lan của các đền tháp Khơme, thường được tìm thấy ở thời kỳ Vương quốc Sukhothai và Vương quốc Ayutthaya.
- Ubosot hay Bot (tiếng Thái: พระอุโบสถ or tiếng Thái: โบสถ์) – the Ordination Hall and most sacred area of a Wat. Eight Sema stones (Bai Sema, tiếng Thái: ใบเสมา) mark the consecrated area.
- Wihan (tiếng Thái: พระวิหาร) – trong một ngôi đền chùa Thái, đây chính là chính điện nơi thờ tượng Phật chính, cũng chính là nơi gặp gỡ của sư sãi và Phật tử.
- Mondop (tiếng Thái: พระมณฑป) - Mondop là một tòa nhà hoặc đền hình vuông hoặc chữ thập, thường có mái nhọn được xây dựng trong một ngôi chùa Thái hay một khu phức hợp đền chùa Thái. It is a ceremonial structural form that can be applied to several different kinds of buildings. It can house relics, sacred scriptures or act as a shrine. Unlike the mandapa of Khmer or Indian temple, which are part of a larger structure, the Thai mondop is a free -standing unit.
- Ho trai (tiếng Thái: หอไตร) – Tàng Kinh Các là nơi chứa các cuốn kinh Tipiṭaka thiêng liêng. Thông thường, chúng được xây với hình dạng của Mondop (tiếng Thái: พระมณฑป), một tòa nhà hình lập phương có mái hình kim tự tháp đặt trên các trụ đỡ.
- Sala (tiếng Thái: ศาลา) – là nhà nghỉ tỏa bóng mát cho khách dừng chân nghỉ ngơi.
Sala kan prian (tiếng Thái: ศาลาการเปรียญ) – a large, open hall where lay people can hear sermons or receive religious education. It literally means "Hall, in which monks study for their Prian exam" and is used for saying afternoon prayers.
- Ho rakang (tiếng Thái: หอระฆัง) – tháp chuông được sử dụng để đánh thức các nhà sư và báo giờ cho các nghi lễ sáng tối.
- Phra rabieng (tiếng Thái: พระระเบียง) – a peristyle is sometimes built around the sacred inner area as a cloister.
Các tòa nhà khác cũng được tìm thấy trong khu Phuttawat, tùy vào nhu cầu của từng đền chùa, ví dụ như một lò hỏa táng hay một ngôi trường.
Các tòa tháp cũng thường được trang hoàng bởi những thứ như chofahs. Trong các đền chùa thời kỳ Rattanakosin, như Wat Pho và Wat Ratchabopit, ubosot có thể được xây một bức tường thấp nhỏ ở bên trong gọi là Kamphaeng Kaew (tiếng Thái: กำแพงแก้ว), nghĩa là “tường pha lê”.
Thái Lan với 95% dân số theo Đạo Phật. Đó cũng là lý do vì sao Thái lan là quốc gia có đến 2 vạn 7 ngàn ngôi chùa. Là một miền đất Phật nên những ngôi chùa ở đây mang kiểu kiến trúc độc đáo và có phần đặc trưng của Thái Lan: Những ngôi chùa Dát Vàng, những ngọn Tháp hình xoắn ốc, nghệ thuật chạm trỗ tinh vi, tất cả tạo nên vẻ rực rỡ đến sững sờ thể hiện được phần nào trong phong cách kiến trúc của người Thái nói chung và kiến trúc chùa Thái nói riêng. Bên trong khuôn viên mỗi ngôi chùa Phật giáo là một vài khối nhà và các ngọn tháp. Ngôi nhà lớn nhất, một đại sảnh hình chữ nhật có mái gốc chỉ thẳng lên cao gọi là “bot”, đây là nơi để tụng kinh và hội họp các sư sãi; kế đến là “viharn”, nơi tiến hành các nghi lễ thờ phụng hàng ngày.
Ngoài ra, nói đến chùa Thái Lan không thể không nhắc đến tàng kinh các, nằm trong một cái nền cao vượt so với mặt đất, đây là nơi dùng để cất giữ những kinh sách cổ xưa.
Khuôn viên chùa còn có một vài Chedi, là những ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế rộng và đỉnh tháp thon nhỏ lại trông giống như cây trụ tròn nhô lên trời cao, đây cũng là một nét đặc trưng trong kiến trúc chùa ở Thái Lan.
Bên cạnh những ngôi đền cổ xưa mang dấu ấn thời gian là những ngôi chùa trang trí hết sức cầu kỳ, toàn bộ Chedi được dát vàng, và Chedi vốn là những kiến trúc thờ phụng chứa đầy bạc vàng! Trang trí đã trở thành nghệ thuật tô điểm cho kiến trúc chùa ở Thái Lan, nên có thể thấy được nghệ thuật này qua hầu hết các ngôi chùa ở đây.
Nói đến kiến trúc chùa Thái Lan lại không thể bỏ qua nghệ thuât chạm khắc tinh xảo trên những cánh cửa, khung cửa sổ, mái hiên, trụ cột… và chắc chắn không thể thiếu những bức tượng đầy uyển chuyển với những tư thế khác nhau thể hiện sự tinh tế đến lạ kỳ.
Mặc dù cùng với sự phát triển cũng như thâm nhập của các nền văn hóa khác nhau, nhưng những lối kiến trúc bản địa, lối kiến trúc của văn hóa Thái Lan không hề thay đổi, có chăng là sự tu bổ thêm những chi tiết phức tạp khác trên nguyên bản kiến trúc cổ xưa mà thôi, ngay cả những ngôi chùa được xây mới vào nửa cuối thế kỷ 20 vẫn còn bảo tồn được nghệ thuật cổ điển độc đáo của mình, tạo nên một phong cách kiến trúc Phật giáo rất Thái.
CÁC KIẾN TRÚC CHÙA CHIỀN TẠI THÁI LAN
1. CHÙA CHIANG MAN
Chùa Chiang Man là một ngôi chùa tại thành phố Chiang Mai, Thái Lan. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất tại Chiang Mai, được xây vào khoảng thế kỷ 13. Nó thậm chí còn nhiều tuổi hơn cả thành phố này. Vua Mengrai đã đến sống tại đây trong khi chờ thủ phủ xây dựng xong.
Ngôi chùa nổi tiếng với bức tượng Phật pha lê Phra sae Tang Kamani.Một bức tượng khác cũng làm nên sự nổi tiếng của ngôi chùa này là tượng Phật bằng đá Phra Sila, chạm khắc vào năm 900 tại Ấn Độ.
Vẻ đẹp của ngôi chùa còn được khắc họa ở hình ảnh 15 con voi quay về các hướng, ở tượng Phật đứng cao tuổi nhất vương quốc Lanan Thai (542 năm) và ở bản khắc đá gần cửa phòng lễ thụ chức. Bản khắc đá kể về lịch sử của thành phố, về đế chế Lanna Thai và những người có công đóng góp cho ngôi chùa.
2. CHÙA WAT PHRA KAEW CHIANG RAI VÀ BANGKOK
a. Wat phra Kaew Chiang Rai
Wat Phra Kaew là một quần thể chùa và tu viện Phật giáo ở Thanon Trairat tại Tambon Wiang, huyện Muueng, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Wat Phra Kaew đã được chỉ định làm ngôi chùa hoàng gia đầu tiên ở Chiang Rai ngày 31 tháng 5 năm 1978 (năm 2521 Phật lịch). Ngôi chùa từng được gọi là Pa Yeah (วัดป่าเยี้ยะ hay วัดป่าญะ – Chùa Rừng Tre) vì trên thực tế xung quanh chùa này có tre bao bọc cho đến năm 1434 khi chedi của nó bị sét đánh để lộ ra hình ảnh Phật ngọc bên trong. Sau thời điểm đó chùa được đổi tên thành Phra Kaew.
b. Wat Phra Kaew Bangkok - Chùa Phật Ngọc
Bên trong ngôi đền là tượng Phật ngọc lục bảo, một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất của Thái Lan.
Wat Phra Kaew hay còn gọi là Chùa Phật Ngọc ở Bangkok được xem là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Thái Lan. Chùa tọa lạc tại trung tâm lịch sử Bangkok (quận Nakhon), bên trong khuôn viên củaCung điện Hoàng Gia Thái Lan
Việc xây dựng ngôi chùa này bắt đầu khi vua Phật Yodfa Chulaloke (Rama I) dời kinh đô từ Thonburi đến Bangkok năm 1785. Wat Phra Keo nằm cạnh Cung điện Lớn và có tầm quan trọng bậc nhất trong các ngôi chùa nổi tiếng của Thái Lan, được xem như nhà chùa của Hoàng gia, với diện tích rộng đến 945.000 m², bao gồm hơn 100 tòa nhà cao tầng, và là ngôi chùa duy nhất không có sư sãi. Chùa nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp của nhiều kiểu kiến trúc, mà còn vì bức tượng Phật bằng ngọc bích thiêng liêng nhất trong hằng hà sa số tượng Phật trên vương quốc. Không giống các ngôi chùa khác, chùa này không có khu nhà ở cho các vị sư mà chỉ có các tòa nhà được trang trí các cảnh linh thiêng, các bức tượng.
Địa chỉ: Thanon Na Phra Lan, Bangkok, Thailan
3. CHÙA WAT PHRATHAT DOI SUTHEP
Chùa Phrathat Doi Suthep (tiếng Thái: วัดพระธาตุดอยสุเทพ Wat Phrathat Doi Suthep) là một trong những ngôi chùa thiêng liêng nhất tại Chiang Mai (Thái Lan) và được nhiều người Thái Lan tin sùng.
Người ta có câu “Chưa đến chùa Phrathat Doi Suthep là chưa đến Chiang Mai”, Đây cũng là ngôi chùa linh thiêng ở Chiang Mai. Suốt 600 năm qua, chùa có nhiều thay đổi và được tu sửa nhiều lần. Trước đây để lên được đỉnh núi phải mất 5 giờ qua một con đường hẹp, nhỏ và nhấp nhô được xem là trở ngại lớn nhất để lên được đỉnh chùa.
Năm 1934, nhà sư Kruba Srivichai đến Chiang Mai để thực hiện dự án xây dựng đường lên chùa. Tin tức lan truyền khắp nơi nên Phật tử khắp nơi đổ về đây góp công sức, kể cả những người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi.
Chùa còn là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố Chiang Mai, ngoài việc thưởng ngoạn, viếng bái Phật, chùa còn là nơi có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn thể thành phố Chiang Mai từ trên cao từ núi Doi Suthep.
4. CHÙA WAT RATCHANADDARAM
Wat Ratchanaddaram (tiếng Thái: วัดราชนัดดาราม , tiếng Việt: Chùa Ra- cha -nách -đa -ram) là một ngôi chùa khá lớn nằm ngay giao lộ Ratchadamnoen Klang và Mahachak Road, thuộc quận Phra Nakhon, Bangkok. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1846 theo lệnh của vua NangKlao, tức vua Rama III.
Đằng sau Wat Ratchanaddaram có một kiến trúc đặc sắc và gây chú ý tại Bangkok, đó chính là Loha Prasad. Đài kỷ niệm này do hoàng đế Rama III xây dựng, một cao ốc có mái nhiều tầng chồng lên nhau, rập theo mô hình kiến trúc tại Sri Lanka. Đền kỷ niệm vươn cao 36 m, những chóp nhọn bằng thép bao phủ những tháp tua tủa lên không trung, mệnh danh là tháp kim lọai. Có tất cả 37 tháp.
Đền kỷ niệm có tiếng tăm ấn tượng nhất trong vùng là PhuKhaoThung, còn gọi là Núi Vàng. Đền kỷ niệm cao tới 78 m, chóp đỉnh kề thang gác 318 bậc quanh chân ngọn đồi. Tại đây trưng bày nhiều di vật của đức Phật do Phó vương Ấn Độ tên là Lord Curzon trao cho quốc vương Chulalongkorn vào năm 1877.
5. CHÙA WAT TRAIMIT - Chùa Phật Vàng
Wat Traimit (tiếng Thái:วัดไตรมิตร), còn có tên tiếng Việt là Chùa Phật Vàng, là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bangkok, Thái Lan nhờ vẻ đẹp độc đáo, lịch sử của nó, và nhờ pho tượng Phật bằng vàng nguyên khối cao 3 mét đúc bằng vàng khối, nặng 5,5 tấn. Người địa phương cho rằng bức tượng lớn nhất thế giới này biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Chùa này tọa lạc ở cuối đường Yaowarat, gần ga Hualampong, thuộc quận Samphanthawong.
Chùa nằm cuối đường Yaowarat ở khu phố người hoa Chinatown, cạnh Nhà ga tàu hỏa Hualampong, thuộc quận Samphanthawong, chùa có tượng cổ Phật ngồi bằng vàng đúc cao ba mét và nặng 5,5 tấn. Ngoài ra tại chùa Phật Vàng đa số các hiện vật đều dát vàng và có bảo tàng về lịch sử dân tộc Thái.
Kế bên chùa Phật Vàng cũng có một tự viện để cho quý thầy ở tu tập. Người dân Thái Lan tin tưởng rằng tượng Phật vàng nầy biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Theo người dân địa phương tượng Phật Vàng được đúc vào thời đại Sukhothai (thế kỷ 13 - 15). Khi Thái Lan bị Miến Điện xâm chiếm, tượng này được bao trong một lớp bê tông, được giữ bí mật tuyệt đối. Năm 1950, trong lúc di chuyển khối bê tông này đến chùa mới, tượng bị rớt xuống bùn, không ai vớt lên và tượng phật này lại bị tiếp tục quên lãng thêm một thời gian nữa. Một nhà sư được báo mộng, tìm ra được tượng này. Xuyên qua vết nứt và ánh sáng màu vàng chói lọi, vị sư nầy hiểu và tìm ra được tượng vàng Nguyên Thủy.
GS TS. Trương Quang Vinh-GSTS. Lê Đình Viên