Do vậy, chiều ngày 16/11/2019, Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (PBTTNPTTƯ) đã có buổi tập huấn cho các thành viên Phân ban TTNPT thuộc 19 tỉnh, thành khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Buổi tập huấn với sự quang lâm chứng minh của HT.Thích Thanh Hùng – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Trưởng Ban tổ chức; HT.Thích Nguyên Quang – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử Trung Ương. Và sự hiện diện của TT.Thích Phước Nghiêm – Ủy viên Hội đồng Trị Sự (HĐTS), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Trưởng Phân ban TTNPT; ĐĐ.Thích Phước Huệ – Phó Trưởng Ban Thường trực Phân ban TTNPT TƯ, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Đồng Tháp; ĐĐ.Thích Trí Huệ – Ủy viên Thường Trực Ban Hoằng Pháp TƯ, Phó trưởng Phân Ban TTNPT TƯ; ĐĐ.Thích Thiện Mỹ – Phó Trưởng Phân ban TTNPT TƯ; ĐĐ.Thích Trí Định – Phó Trưởng Phân Ban TTNPT TƯ; SC.Thích Nữ Hoàn Toại – Phó trưởng Phân Ban cùng chư Tôn đức trong Phân ban TTNPT TƯ và đại diện 19 Phân ban TTNPT tỉnh thành miền Đông và miền Tây Nam Bộ cùng tham dự.
Với nội dung chính như: Kỹ năng thành lập, điều hành quản lý và phát triển Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Phật tử; Kỹ năng tổ chức khóa tu, hội trại tuổi trẻ; Kỹ năng Tập huấn tình nguyện viên phụng sự các lễ hội, sự kiện Phật giáo.
Trong buổi tập huấn được Thượng tọa Thích Phước Nghiêm – UVHĐTS GHPGVN, Trưởng Phân Ban TTN Phật tử Trung Ương GHPGVN thể hiện sự quan tâm và đề cao phát huy tinh thần giới trẻ, tháo gỡ những tồn tại, để làm sao tố chức môi trường sinh hoạt tốt và giúp các bạn trẻ đến Chùa đông, để bạn trẻ hòa hợp”. Sau đó, Thượng Tọa trả lời một số câu hỏi CTĐ và quý Phật tử các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang… quan tâm. Phương pháp nào để TTN đam mê đọc sách? Xử lý tình huống và nắm bắt tâm lý các em? Phương cách phân độ tuổi phù hợp chương trình nào? Tuyển ai giảng huấn?
Thượng Tọa Thích Phước Nghiêm cho biết thêm: “Chúng ta có đầy đủ Pháp nhân và pháp lý thành lập Phân Ban TTN Phật tử trong nội dung trên trong phạm vi toàn quốc”. Thành lập tức là“sanh thì dễ mà nuôi thì khó”, làm sao tập hợp các em, có “kỹ năng mềm” để nắm bắt tâm tâm tư nguyện vọng các em, bí quyết tâm lý được hay không kỹ năng mềm, nghi lễ các em ngắn thôi, nhân báo nghiệp quả, để các em thi Đại học, mô hình tư vấn mùa thi,…vừa giáo lý, vừa kỹ năng sống ngoài đời; xây dựng lối sống biết yêu thương, chia sẻ, có tri thức, đạo đức, tránh xa những tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, phải có người giúp sức, quản lý về mặt nhân sự, định hướng để Tăng Ni làm sao uyển chuyển để mang kết quả tốt, có tâm phục vụ và cống hiến.
Đây là buổi tập huấn vô cùng ý nghĩa vì lắng nghe ý kiến của CTĐ các tỉnh, thành, mạnh dạn đóng góp nhằm mục đích phát triển giới trẻ Phật giáo Việt Nam của 19 tỉnh, thành khu vực Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ.
Nội dung giới thiệu Cẩm nang thành lập CLB TTNPT cho các tự viện, giáo trình Phật Pháp Vào Đời và Cẩm năng tổ chức Hội trại đồng thời Chư Tôn Đức trong Phân Ban TTNPTTƯ còn triển khai phương thức, các tỉnh thành, quận, huyện, tự/viện các kỹ năng, điều hành, quản lý và phát triển CLB.TTNPT, Phân Ban TTN các tỉnh và huyện…
– Đại Đức Thích Thiện Mỹ chia sẻ nội dung về thành lập CLB Thanh Thiếu Nhi Phật tử cho các tự, viện, phải thống nhất giáo trình từ Trung Ương tới địa phương, có nội dung, kèm những trò chơi nhỏ, cũng như trong các khóa tu nên đưa vào nghi thức cúng quá đường, ngồi thiền và các bài tập nhỏ về kỹ năng sống.
Đại Đức còn nhấn mạnh một số yếu tố phát triển bền vững tạo nên sự phát triển giao lưu các chùa lân cận, tổ chức giao lưu giữa các CLB với nhau, chương trình Gameshow, tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, một số bài hát sinh hoạt…Tuy nhiên, phải có sự chuyển biến phù hợp với địa phương.
Theo Đại Đức Thích Trí Huệ thì các em chính là thế hệ mầm non tương lai mà chúng ta có tầm nhìn chiến lược, “giữ chân” các em tiến bước trong môi trường Phật giáo…là giúp cho các em có nơi học tập lý tưởng.
Sắp tới đây, nên chăng có truyện tranh cho Thanh Thiếu Nhi phù hợp với lứa tuổi; đối với Tu sĩ hướng dẫn phải có kỹ năng, ngoài kỹ năng sử dụng internet, truyền đạt thông tin cho người khác, đầu tiên phải cho các em thực hiện nghi thức hành lễ, hướng dẫn thiền cho TTNPT, nghi thức hành lễ, kỹ năng sống dành choTTNPT, làm sao giáo lý đi đến các lớp học cho TTN Phật tử, có sự lồng ghép nội dung sinh hoạt để tài liệu đến với các em.
Còn ĐĐ.Thích Phước Huệ chia sẻ thêm về chương trình Phật Pháp Vào Đời về nội dung và hình thức, chia sẻ cơ sở mình, hoặc một số tỉnh, thành. Về mặt kinh nghiệm: Mặt bằng, chỗ nghỉ ngơi, số lượng và điều kiện thực tế, mời gọi người có chuyên môn tham gia khóa tu phải đưa thông báo nhấn mạnh lợi ích khóa tu, không phân biệt tôn giáo, mẫu đăng ký, ý nghĩa nội dung, sinh hoạt…Một mô hình tiêu biểu khóa tu Chùa Quê Hương, mỗi Tu sinh tham dựphải lựa 30 chai lọ nhựa (mới cho tham gia khóa tu), hướng dẫn các em tự vệ sinh cá nhân : Tắm rửa, tự giặt, ủi…gắn liền với lợi ích thực tế cho gia đình, không sợ bị làm khó, ý thức về an toàn giao thông…Chọn lứa tuổi cho theo từng khóa, dễ tiếp thu, chọn chủ đề phù hợp tránh từ ngữ chuyên môn, khóa học kỹ năng, phải quan tâm về đời sống, chia ra từng gia đình nhờ anh chị TNV tạo thiện cảm cho các em về ý thức giáo dục gia đình.
Ví dụ: Viết bài cảm nhận khóa tu dâng lên Đức Phật, trải nghiệm từ cuộc sống và gia đình, tứ nhiếp pháp cần được đưa vào trong chương trình, tuy có lồng vào những trò chơi đừng có quá vui.
Sư cô Thích Nữ Hoàn Toại, có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức chương trình không vì lợi ích, không vì cái danh, mà phải hướng dẫn các em kỹ lưỡng. Phân định do hai dạng tuýp người để nắm bắt và thu hút các em, không phải thương là đủ mà phải quan tâm chỉ dạy các em, mọi người đến đây không phải vì quý Thầy mà được trải nghiệm khi va chạm, không phải nâng chiều như ở nhà, CTĐ luôn quan tâm sửa từng lời nói, hành động. Khi các em thay đổi và nhận diện ra tính đúng sai thì các em sẽ mang ơn quý Thầy. Nên đa dạng mô hình tổ chức: Đừng để cơm áo, gạo tiền lôi các em, định hướng tạo cho các em nghề, tránh chai rẻ trong nhóm TNV, không nói lỗi các em trước tập thể, cơm áo gạo tiền các em sẽ rời xa, mỗi em sẽ có kỹ năng riêng. Xem facebook giúp các em kịp thời để định hướng lý tưởng tâm linh “con ơi con là người con Phật”.
Lời đạo từ của HT.Thích Thanh Hùng: “Ban Hướng dẫn Phật tử Trung Ương hiện có 5 phân ban thì có thể nói PBTTNPT có vai trò quan trọng cho thế hệ trẻ. Trong nhiệm kỳ VIII trên toàn quốc đã có gần 700 Hội Trại, khoá tu dành cho TTN đã được các tự, viện tổ chức thành công. Có thể nói, Tăng Ni trẻ được đào tạo và tôi luyện trong môi trường giáo dục cơ bản, có học hàm, học vị cụ thể, đó chính là nền tảng vững chắc để lãnh đạo Giáo Hội. Với tinh thần đầy nhiệt huyết và có tâm thành sẽ truyền được ngọn lửa đam mê sống tốt đời, đẹp đạo đến tầng lớp Thanh thiếu nhi”.
Thanh Phong-Hoa Hương
Nguồn: Truyền thông Đạo làm con
|
|