Cập nhật lúc 06:32:13 26-11-2019 (GMT+7)

Quảng Ninh: Đại lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông

 

GNO - Sáng nay, 26-11 (1-11-Kỷ Hợi), tại Cung Trúc Lâm - Trung tâm văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ tưởng niệm 711 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn (1308 - 2019).

12-25.jpg
Nghi thức cung nghinh

 

 

Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS cùng chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS: HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Gia Quang, HT.Thích Quảng Tùng, HT.Thích Quảng Xả; TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; chư tôn đức trong HĐTS, BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh và chư tôn đức trụ trì các tự viện tại các tỉnh thành phía Bắc tham dự, chứng minh.
18-14.jpg
Niệm Phật khai lễ
 Lãnh đạo chính quyền có ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa - Bộ Công an; ông Vũ Ngọc Tuấn, Phó ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh; ông Nguyễn Đăng Kiên, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh; ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Uông Bí; ông Đặng Đình Sách, Phó Chủ tịch UBND TP.Uông Bí; ông Bùi Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm, cùng lãnh đạo các cơ quan chức năng, ban ngành T.Ư và địa phương, cùng đông đảo Phật tử thập phương, người dân đã về dự đại lễ.

37-4.jpg
Đại diện chính quyền tham dự

Mở đầu lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đã cung tuyên tiểu sử của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông - để ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, đạo hạnh và công đức cao cả của Ngài.


Theo tiểu sử, Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là một lãnh tụ thiên tài, vị vua anh minh, anh hùng dân tộc; sau khi hoàn thành vai trò lịch sử, xuất gia và sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, người chủ trương tư tưởng Phật giáo nhập thế “cư trần lạc đạo” cho Phật giáo Việt Nam, dòng chảy được kế tục xuyên suốt đến hôm nay.

Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 7-12-1258 (11-11-Mậu Ngọ), con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Ngài thấm nhuần tư tưởng Phật giáo rất sớm, đặc biệt từ người thầy trực tiếp là Tuệ Trung Thượng Sĩ.
 

35-5.jpg
HT.Thích Thanh Nhiễu cung tuyên tiểu sử

 Năm 21 tuổi (1279), Thái tử Trần Khâm chính chức được truyền ngôi trở thành hoàng đế, lấy hiệu là Thiệu Bảo. Là lãnh tụ thiên tài, nhà vua Trần Nhân Tông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt bảo vệ nền độc lập, đẩy lùi các cuộc chiến tranh xâm lăng của Nguyên – Mông năm 1285, 1288. Đất nước thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, ngài đã củng cố triều đình, phủ dụ, đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước trong thời hậu chiến. Năm 41 tuổi (1293), ngài nhường ngôi cho Trần Anh Tông và làm Thái Thượng Hoàng - cố vấn.

Sau khi chinh phạt Ai Lao (1294), ngài trở về Hành cung Vũ Lâm - Ninh Bình, cầu Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ xuất gia, tập sự tu hành tại đây một thời gian. Năm 1301, ngài hạ sơn, đi thăm hữu nghị đất nước Chiêm Thành, tạo lập mối quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các nước lân bang, trở về chùa Phổ Minh phủ Thiên Trường giảng kinh, thuyết pháp, mở hội đại thí vô lượng cho nhân dân.


Năm 1304, ngài đi khắp nước Đại Việt, khuyến khích người dân giữ năm giới, mười thiện nghiệp, loại bỏ những tập tục mê tín dị đoan.

Năm 1307, ngài truyền y bát lại cho tôn giả Pháp Loa, sau này được tôn xưng là Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, ngài thường lui tới chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Dương, Vĩnh Nghiêm Lạng Giang, chùa Từ Lâm, Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các lễ hội.

30-7.jpg

34-4.jpg
Quang cảnh buổi lễ

 
Ngài đã để lại di sản tư tưởng giá trị được kết tập trong: Trần Nhân Tôn thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng-già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ, Trung hưng thực lục, Truyền đăng lục… Tư tưởng nhập thế hành đạo của ngài được cô kết trong bài phú bằng chữ Nôm “Cư trần lạc đạo” - Vui đạo giữa đời, trở thành cương lĩnh về hành động cho Phật giáo Việt Nam.

Ngài nhập diệt vào ngày 1-11-Mậu Thân (1308), trụ thế 51 năm, tại am Ngọa Vân - Đông Triều - Quảng Ninh. Xá-lợi của ngài thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng (Thái Bình) và chùa Vân Yên - Yên Tử (Quảng Ninh), lấy hiệu là Huệ Quang Kim tháp, sau đó được hậu thế dâng thánh hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.
41-3.jpg
HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm

Tiếp đến, HT.Thích Thiện Nhơn thay mặt TƯGH đọc văn tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, chư tôn đức Tăng Ni cùng quý quan khách và toàn thể đại chúng đã làm lễ niêm hương bạch Phật, cung tiến Phật hoàng và cầu nguyện quốc thái dân an.

17-640x427.jpg

45-3.jpg

48-2.jpg
Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

42-2.jpg

44-2.jpg
Rất đông Phật tử dự lễ


Nguồn: Giác Ngộ - Hoàng Tuấn - Thành Trung - Diệu Tường

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu