Cập nhật lúc 09:48:47 24-07-2020 (GMT+7)

Tăng Ni thắc mắc về giáo sản, quản lý chùa di tích

Chiều 23-7, BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức chương trình phổ biến luật, nghị định liên quan tín ngưỡng, tôn giáo tại hạ trường chùa Hà Tiên (Vĩnh Yên).


_MG_8755.JPG
Quang cảnh buổi phổ biến luật, các quy định liên quan cho Tăng Ni tỉnh Vĩnh Phúc

Tại đây, ĐĐ.Thích tâm Vượng, Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS tỉnh, Trưởng ban TT-TT Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc thay mặt Tăng Ni nêu lên những thắc mắc và những vấn đề cần giải quyết của Tăng Ni các tự viện trong toàn tỉnh thời gian qua.

Cụ thể, về vấn đề giáo sản và tài sản cá nhân của một vị sư được xác định ra sao. Chư tôn đức lấy trường hợp cụ thể liên quan tới vụ việc chùa Nga Hoàng, vị trụ trì trước đây (ĐĐ.Thích Thanh Toàn, đã hoàn tục) có tuyên bố về sở hữu số tiền lớn, nếu có thì xác định giáo sản hay tài sản cá nhân bằng cách nào?

Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng, trùng tu các chùa di tích gặp vướng mắc thủ tục, pháp lý; vai trò của vị trụ trì các di tích trong việc xây dựng, sửa chữa chùa di tích... cũng được nêu ra.

Ông Nguyễn Khắc Huy, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế (Ban Tôn giáo Chính phủ) triển khai các quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP.

Về những câu hỏi của Tăng Ni, theo ông Huy, một vị trụ trì đại diện mọi mặt của chùa, nên kể từ khi được bổ nhiệm trụ trì thì những tài sản của chùa do vị đó đại diện pháp lý đều là giáo sản. Còn những tài sản cá nhân trước đó, được thừa kế từ người thân... là tài sản cá nhân, không thuộc giáo sản.

Về việc quản lý cơ sở thờ tự là di tích, thì người quản lý phải tuân thủ Luật Di sản văn hóa, quy định về việc bảo vệ và phát huy giá trị của công trình.

Nguồn: Ban TT-TT PG tỉnh Vĩnh Phúc

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu