Thượng Tọa cho biết quan điểm của người xưa qua câu tục ngữ “Trẻ vui nhà, già vui chùa” thật chưa đúng với hiện tại xã hội và quan điểm của Phật giáo, đừng xem thường: Đốm lửa nhỏ, con rắn nhỏ, chú Tiểu, Thái tử. Trong Kinh Đức Phật dạy có 4 hạng người:Từ tốt thành xấu, từ tốt thành tốt, từ xấu thành xấu và từ xấu thành tốt. Thượng Tọa nhấn mạnh loại người chuyển từ xấu thành tốt, cụ thể như tuổi trẻ phải luôn biết nhớ công ơn Cha Mẹ, biết định hướng tương lai đồng thời nỗ lực không ngừng nuôi dưỡng ước mơ tốt đẹp để trở thành một Kỹ Sư, Bác Sĩ…Cuộc đời Thượng Tọa đã đi qua những gian nan nên trong lời Pháp thoại là cả tâm tình và lời khuyên nhủ chân thật bằng tấm lòng và tình thương vun bồi cho giới trẻ. Thượng Tọa chia sẻ câu chuyện có thật về nghị lực một chàng trai không có hai chân nhưng với nỗ lực hết mình mà bây giờ đã là Tổng Giám Đốc một công ty Tp. Thứ hai từ tốt thành xấu: Ai sinh ra không khuyết tật có 6 căn đầy đủ, được đi học đàng hoàng là hạnh phúc nếu chỉ biết sống vị kỷ, không biết nhớ ơn Cha mẹ lại thể hiện tính Anh hùng “rơm”, đó là chủ nghĩa cá nhân mà các bạn trẻ thường gặp phải; còn Anh hùng thật sự là phải làm lợi ích cho dân tộc và chúng sanh; còn Anh hùng “xoăn tay áo đánh lộn” thì chủ nghĩa cá nhân.
Chuyện xưa kể, Thượng Tọa sinh ra thời đó rất khó khăn không đủ cơm ăn chỉ ăn chuối độn, được đi học tốt nghiệp Trung học là quý lắm. Trong tâm tưởng, Thượng Tọa ngưỡng mộ tấm gương hiếu học Nguyễn Thái Bình từ đó Thượng Tọa luôn nuôi dưỡng ước mơ, sống tốt và ngày mở cánh cửa tri thức là được du học ở Mỹ, được tiếp xúc trong môi trường tốt. Do đó, theo quan điểm của Thượng Tọa, tuổi trẻ cần có đủ yếu tố của đạo đức và văn hóa vì nếu có đạo đức mà không có tri thức (phá hoại), nếu có tri thức mà không có đạo đức (xã hội không trọng dụng).
Trong khóa tu gặp nhau là nhân duyên lớn, Thượng Tọa khuyên các Tu sinh nên chấp hành tốt nội quy, sống biết thương yêu và chăm sóc, đừng gây tranh cãi. Tâm Hiếu Hạnh: Đó là điều Thượng Tọa đã gửi gắm, lòng biết ơn và tri ơn Ông Bà vô cùng quan trọng như “cây có cội, nước có nguồn”, và Ngài nên luôn nhắc tới sự mang nặng đẻ đau của người Mẹ. Thượng Tọa đưa ra ví dụ cụ thể tại tỉnh Bến Tre, giữa chọn lựa sinh mạng của con và người Mẹ thì Mẹ đã nhường sự sống cho con và Mẹ chọn sự hy sinh (chết) để con được sinh ra đời. Do vậy, có bao giờ các con nhớ ngày sinh nhật của Mẹ, có bao giờ con nói lời cám ơn Cha Mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ các con…dù Cha Mẹ nuôi con cực khổ đến đâu nhưng nghe các con biết nói lời cám ơn những câu như vậy Cha Mẹ rất hạnh phúc. Và điều nữa, tuổi trẻ nên sống trong sự biết ơn Anh hùng Liệt sĩ thì phải học giỏi và không rơi vào tệ nạn xã hội và biết ơn nhớ ơn Bác nông dân, người quét rác, cô chú công phu công quả…Phải nhớ ơn Tổ Tiên và tìm hiểu Lịch sử Phật giáo Việt Nam: Lý Công Uẩn, Phật Hoàng Trần Nhân Tông… mà Ông Cha đã định hướng nếp sống lành mạnh tự ngàn xưa:
Mái Chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn nhà của Tổ Tông.
Tiếp đó, chiều 25/7/2019, Thượng Tọa Thích Minh Tâm, Ủy viên Ban HDPTTW, Phó Ban Trị Sự - Trưởng Ban HDPT tỉnh Lâm Đồng có thời Pháp thoại giao lưu các Tu sinh. Thượng tọa nhấn mạnh ý nghĩa Lễ Vu Lan (còn là ngày Chư Tăng tự tứ, ngày Chư Phật hoan hỷ, ngày xá tội vong nhân). Một điều quan trọng mà chủ đề khóa tu Tâm Hiếu Hạnh mà Thượng Tọa nhấn mạnh các con phải luôn hiếu kính với Cha Mẹ. Nếu không có hiếu Cha Mẹ thì Tu sinh chưa tròn đạo làm con mà chủ đề khóa tu mong muốn. Vì còn Cha Mẹ là còn tất cả mà Thượng tọa đã phân tích sâu sắc công ơn Cha Mẹ từ câu chuyện có thật, từ tuồng cải lương xã hội, hay câu ca trích trong ca dao, tục ngữ.
Do vậy, những ai đang còn Cha mẹ là còn sự yêu thương, là còn cả bầu trời trọn vẹn; do vậy, đừng cứ chạy theo lối sống đua đòi, làm phiền lòng Cha Mẹ. Biết bao nhiêu phim ảnh đã gây ảnh hưởng xấu đến bạn trẻ, bao nhiêu bạn chỉ biết đua đòi theo chúng bạn, trước tiên phải có hiếu với Cha Mẹ và trong Kinh Vu Lan có đề cập - Ba năm nhũ bộ, chín tháng cưu mang, bổn phận người con với Cha Mẹ ít ra phải có một hành động cử chỉ cụ thể, để giúp đỡ và phụng dưỡng Cha Mẹ khi già yếu và hạn chế Internet. Dẫu biết rằng, việc học hành rất nặng nề, tuy nhiên về nhà đừng chỉ biết cầm chiếc điện thoại. Đừng để thế giới của mình sống là thế giới ảo, sống trong sự cạm bẫy. Và Thượng Tọa còn chia sẻ thêm những ghi thức cần thiết, sự lễ phép của người trò đối với Thầy, cô, người con đối với Cha Mẹ và sự tôn trọng cần thiết của “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.
So với bao bạn trẻ khác thì các Tu sinh có mặt khóa tu mùa hè chùa Giác Hải hay bao chùa khác là một hạnh phúc so bao bạn trẻ giờ này còn lang thang bên ngoài. Do vậy, quý Thượng Tọa đã nhấn mạnh tài, đức phải song hành cần thực hiện. Sau 6 ngày tu học, hy vọng sự trưởng thành sẽ có ở Tu sinh, vì đất nước ta vẫn còn lắm khó khăn thì việc đóng góp sức trẻ bằng trí tuệ, lòng từ bi và xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa từ việc ý thức từ việc nhỏ như không xả rác cũng là quan trọng. Và đừng bao giờ quên bốn ơn lớn: Ơn Phật, Sư Trưởng, Cha Mẹ và chúng sanh để Tâm Hiếu Hạnh luôn luôn ngự trị và hình thành từ nhân cách tốt đẹp của hôm nay và mai sau.
Liên Hiền- Tú Đào- Thanh Nghĩa
Nguồn: Phật giáo và Tuổi trẻ
|
|