Theo đó, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số tỉnh thành, khu vực trong nước làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động Phật sự của GHPGVN TP.Hồ Chí Minh.
Căn cứ tinh thần công văn số 185/HĐTS-VP1 ngày 15-8-2020 của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN về việc khóa lễ Vu lan báo hiếu PL.2564 - DL.2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Ban Thường trực BTS GHPGHVN TP.Hồ Chí Minh thông báo:
BTS GHPGVN quận huyện có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 để hướng dẫn chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện trên địa bàn Phật giáo quận huyện để thống nhất biện pháp tổ chức pháp hội Vu lan PL.2564 cho phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 thực tế tại địa phương; trong trường hợp không thể tập trung đông người, các khóa lễ “tri ân - báo ân”, cầu nguyện “Quốc thới dân an, âm siêu dương thạnh” của các tự viện tại 24 quận huyện cần tổ chức trực tuyến, hoặc vận dụng Phật sự Online (PSO), mạng xã hội Phật giáo Butta của Giáo hội… để chuyển tải thông điệp “Từ bi - Trí tuệ” của Đức Phật đến với cộng đồng; Thực hiện nghiêm về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền địa phương.
Việt Nam Quốc Tự - trụ sở BTS GHPGVN TP.HCM
Các Ban chuyên môn Phật giáo TP cần thực hiện nhiều chương trình hoạt động Phật sự mang tính truyền bá chánh pháp, giáo dục văn hóa dân tộc... để truyền thông đến cộng đồng nhân mùa Vu lan - Báo hiếu nhằm lan tỏa nhiều năng lượng an lành góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần của mọi người trong xã hội.
Ban Từ thiện xã hội Phật giáo TP tranh thủ triển khai, thực hiện các chương trình hoạt động từ thiện thiết thực nhằm hướng đến tinh thần “tri ân - báo ân” nhân mùa Vu lan - Báo hiếu, quan tâm đúng mức đến các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách; đặc biệt là gây quỹ, ủng hộ các trang thiết bị y tế phòng chống dịch bệnh Covid-19, cứu trợ các gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội do ảnh hưởng của đại dịch.
H.Diệu - nguồn: Giác Ngộ