Cập nhật lúc 04:13:21 03-03-2020 (GMT+7)

Thước đo của hạnh phúc nhìn từ Na Uy

'Nếu không có một mối quan tâm ấm áp dành cho những người khác, chúng ta không thể có được sự hạnh phúc', Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết.

Năm 2016, đất nước Na Uy đạt "Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm", trước đó Đan Mạch đã ba lần đạt danh hiệu này.

Đó là số liệu theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới mới nhất được công bố bởi Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững thuộc Liên Hợp Quốc. Lần đầu tiên, Na uy đứng đầu danh sách quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Vậy hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc bao gồm nhiều yếu tố. Hạnh phúc không chỉ là có thật nhiều tiền, mặc dù tiền cũng là một phần trong đó.

Theo báo cáo, tổng sản phẩm quốc nội thực tế trên đầu người là một trong những phép đo chính.

Những thứ khác bao gồm sự hào phóng, một tuổi thọ khỏe mạnh, có ai đó để dựa vào, tự do lựa chọn cuộc sống và tự do khỏi tham nhũng, tác giả báo cáo lập luận. Họ cho rằng thước đo phúc lợi của con người tốt hơn là sự phân tích giáo dục, chính phủ, sức khỏe, thu nhập tốt và nghèo đói một cách riêng biệt.

"Báo cáo Hạnh phúc Thế giới tiếp tục thu hút sự quan tâm toàn cầu về nhu cầu tạo ra chính sách hợp lý cho vấn đề quan trọng nhất đối với người dân – hạnh phúc của họ", Jeffrey Sachs, đồng tác giả báo cáo và giám đốc Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia cho biết.

Na Uy được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc.

Na Uy được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc.

Hạnh phúc không chỉ là vấn đề tiền bạc

Na uy đứng đầu danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới mặc dù giá dầu sụt giảm, điều này chứng tỏ vấn đề nằm ở chỗ các quốc gia làm gì với tiền của mình – chứ không chỉ là sự gia tăng về tài chính. Với việc cân nhắc lựa chọn sản xuất dầu mỏ và đầu tư số tiền thu được cho thế hệ tương lai, Na uy đã tự bảo vệ mình trước những bất ổn và thăng trầm của nền kinh tế dầu mỏ. Na uy đã tự bảo vệ mình trước những bất ổn và thăng trầm của nền kinh tế dầu mỏ.

Hạnh phúc trong công việc

Theo Báo cáo năm nay, hạnh phúc cũng tập trung ở nơi làm việc.

"Mọi người có xu hướng dành phần lớn cuộc đời mình cho công việc, vì vậy cần hiểu được vai trò của tình trạng công việc trong việc tạo ra hạnh phúc", Jan-Emmanuel De Neve giáo sư tại Trường kinh doanh thuộc Đại học Oxford cho biết.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc giữa tình trạng, loại hình công việc và ngành nghề khác nhau là khác nhau. Theo De Neve, những người được trả lương cao sẽ thấy hạnh phúc hơn nhưng tiền chỉ là thước đo dự đoán hạnh phúc. Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, sự đa dạng nghề nghiệp và mức độ tự trị là những tác nhân quan trọng khác.

Báo cáo tập trung vào các yếu tố khác ảnh hưởng đến hạnh phúc.

"Ở những nước giàu, nguyên nhân lớn nhất gây ra nghèo khổ là bệnh tâm thần" - Giáo sư Richard Layard, giám đốc Chương trình Hạnh phúc tại trường Đại học Kinh tế Luân Đôn cho biết.

Hạnh phúc theo quan điểm Phật giáo

Trong một talkshow về Hạnh phúc, Thánh đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói:

“Đối với câu hỏi về Hạnh phúc và một cuộc sống không căng thẳng, mỗi chúng sinh trải nghiệm niềm vui hay nỗi đau đều có ước muốn được hạnh phúc. Có nhiều mức độ hạnh phúc khác nhau vì loài động vật, bao gồm chim chóc, côn trùng và loài cá, không có bộ não giống như bộ não mà chúng ta có. Cuộc sống của chúng hoàn toàn hướng tới sự trải nghiệm về cảm giác. Đó là những gì mà sự tồn tại sống còn của chúng phải phụ thuộc vào; đó là lý do tại sao có một số loài động vật có nhiều giác quan sắc nét hơn, nhạy bén hơn giác quan của con người chúng ta.

“Sự tồn tại và tương lai của chúng ta phụ thuộc vào những người khác, họ là nguồn hạnh phúc của chúng ta', Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

“Sự tồn tại và tương lai của chúng ta phụ thuộc vào những người khác, họ là nguồn hạnh phúc của chúng ta', Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

“Mặt khác, chúng ta có ngôn ngữ và sự suy nghĩ tinh vi, nhưng chính bản thân nó không ngăn cản được bộ não của chúng ta đôi khi gây ra rắc rối. Chúng ta có quá nhiều kỳ vọng về tương lai hoặc bị lạc trong sự suy nghĩ về quá khứ, điều đó có thể khiến cho chúng ta trở nên bị căng thẳng và lo lắng.

“Bản chất con người cơ bản của chúng ta là từ bi và nhiệt tâm; vì đó là cách mà cuộc sống của chúng ta bắt đầu. Không có tình yêu thương và tình cảm, chúng ta sẽ không thể sống sót tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần phải kết hợp trí thông minh tự nhiên của mình với lòng nhiệt thành. Lòng nhiệt thành mang đến sức mạnh nội tâm và sự tự tin, nó cho phép chúng ta trung thực và chân thành để hành vi của chúng ta trở nên minh bạch, thu hút được lòng tin cậy và tình bằng hữu.

“Sự tồn tại và tương lai của chúng ta phụ thuộc vào những người khác, họ là nguồn hạnh phúc của chúng ta. Nếu tôi mỉm cười với bông hoa này, nó sẽ không phản ứng lại. Nhưng nếu tôi mỉm cười với một người khác, cô ấy hoặc anh ta thường sẽ mỉm cười đáp lại. Nếu không có một mối quan tâm ấm áp dành cho những người khác, chúng ta không thể có được sự hạnh phúc", Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết.

> Quý vị có thể đọc bản tiếng Việt trên website chính thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

Nguyễn Khiêm - Nguồn: Phật Giáo Việt Nam

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu